3 sự thật ngầm khẳng định bạn là một nhân sự cấp cao

09/09/2014 07:30 AM | Nghề nghiệp

Sau một thời gian tích lũy, ai cũng muốn tách khỏi đám đông để gia nhập hàng ngũ những người quản lý. Lẽ thường là thế nhưng bạn sẽ cần bao lâu để được công nhận là nhân sự cấp cao?

Nhân sự cấp cap luôn là yếu tố then chốt trong các doanh nghiệp. Dù chỉ chiếm bình quân không quá 10% số lượng lao động trong các doanh nghiệp nhưng họ lại đem về hơn 80% lợi nhuận của doanh nghiệp đó. 

Để trở thành một nhân sự cấp cao đòi hỏi rất nhiều phẩm chất: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, quan hệ,... Sau một thời gian tích lũy vốn cho bản thân, ai cũng mong muốn tách khỏi đám đông để gia nhập hàng ngũ những người quản lý. Lẽ thường là thế nhưng bạn sẽ cần có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc để được công nhận là nhân sự cấp cao? 

Mặc dù chưa có một tiêu chí rõ ràng nào để phân định nhân sự cấp cao và các đối tượng còn lại nhưng luôn có những sự thật ngầm hiểu để khẳng định bạn là ai. Trong con mắt các nhà tuyển dụng, sự thật đó được thể hiện của 3 yếu tố sau:

Đam mê với công việc

Người đi làm bình thường hay tìm việc theo chuyên môn chỉ để có việc trong khi nhân sự cấp cao lại chọn việc để thỏa mãn đam mê và ước mơ. Một Giám đốc Nhân sự đã chia sẻ với tôi khi tuyển nhân sự cấp cao, công ty anh xác định không phải tuyển người làm thuê mà là tìm kiếm đối tác chiến lược.
Sê ri các bài viết cùng chủ đề:







Tương ứng với quan niệm đó, cách doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng với đối tác là cho họ một vùng trời riêng để phát huy tối đa sở trường thay vì áp đặt họ thực hiện kế hoạch sẵn có. Ngược lại, ở phía nhân sự cấp cao, chúng ta cần tìm bến đỗ theo công ty yêu thích, tức nơi có tầm nhìn, sứ mệnh hay mục đích hoạt động gắn liền với mục tiêu phát triển cá nhân chứ không phải nơi đáp ứng các lợi ích nhất thời của bản thân.

Xác lập đẳng cấp

Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng lại được trưng bày ở những vị trí đắc địa nhất. Thương hiệu càng cao cấp, nơi xuất hiện càng danh giá thì mới xứng tầm. 

Nhân sự cấp cao cũng vậy, nơi họ xuất hiện từ các bữa tiệc, sự kiện offline hay các trang mạng xã hội online cũng góp phần không nhỏ thể hiện họ là ai. Trong thời đại công nghệ số, sự hiện diện của mỗi người trên thế giới ảo đôi khi còn được khuếch tán nhiều hơn so với ngoài đời thật. Vì vậy, không có gì lạ khi bạn tận dụng mạng xã hội hay các nền tảng online khác. Tham gia một mạng xã hội chuyên biệt sẽ là cách bạn thông báo sự thật ngầm hiểu với thế giới bạn đã thuộc về cộng đồng nhân sự cấp cao.

“Danh thiếp mềm”

Một lối suy nghĩ khá cổ điển đó là "hữu xạ tự nhiên hương", mình xuất sắc người khác sẽ tự biết mình, không cần bạn phải ra sức đánh bóng tên tuổi như người thường. Đó chính là lý do vì sao chúng ta thấy các profile của nhân sự cấp cao không xuất hiện online hoặc nếu có thường rất vắn tắt, kiệm lời. Đây cũng là cách để nhân sự cấp cao "giữ giá" cho mình.

Điều này có thể đúng trong quá khứ, nhưng sống trong thời đại công nghệ nở rộ, việc rời xa thế giới online không phải phải lúc nào cũng có lợi. Không quá khoa trương nhưng cập nhật một bản lý lịch trích ngang vừa đủ, không dài, không ngắn là cần thiết với nhân sự cấp cao vì suy cho cùng, những bản "profile online" này chính là tấm “danh thiếp mềm” không thể thiếu cho bất cứ người đi làm chuyên nghiệp nào.

Chỉ với những hành động đơn giản, bạn đã nâng cao giá trị của bản thân, làm bệ phóng hữu ích để tiến xa trên con đường sự nghiệp.

Thanh Nguyễn - CEO Anphabe

dungtq

Cùng chuyên mục
XEM