Làm việc cho sếp tồi có khi lại hóa hay

01/09/2014 09:09 AM | Nghề nghiệp

Trang Boston.com vừa mới kêu gọi các độc giả chia sẻ câu chuyện có thật về các vị sếp cực kì tồi tệ của họ.

Những câu chuyện thuộc hàng top gồm có:

Vị sếp có xu hướng bạo lực: đôi khi, mọi chuyện không chỉ dừng ở việc giận sôi người hay "nóng mắt, nóng mũi". Một độc giả chia sẻ rằng sếp của anh ta “ném tôi vào tường, gào thét khạc nhổ, rồi sau đó bảo tôi tháo mắt kính ra để hắn ta có thể đấm vào mặt tôi”

Khoảnh khắc khó xử khi … sếp đến phòng họp cùng với vợ, và rồi “quát vào mặt cô ấy và nói cô ta là kẻ khốn nạn như thế nào trước mặt tất cả mọi người”.

Kẻ ghen ăn tức ở: sếp của một độc giả khác lại cảm thấy bực bội khi nhân viên của mình được thăng chức."Cô ta cho là nhan sắc chứ không phải kĩ năng của tôi mới là nguyên nhân khiến tôi được thăng tiến”.

“Hãy trật tự và nghe tôi nói này”- ở một cuộc họp, một độc giả chia sẻ rằng sếp mới của anh ta có câu cửa miệng là “Tôi sẽ là người nói, còn các anh chị phải nghe! Nếu không thích thì xin mời ra ngoài!”

“Không có thời giờ mà ăn trưa đâu” - có lần tôi được các sếp "dạy dỗ” rằng, vì tôi là người làm công ăn lương nên họ có quyền “sở hữu” tôi 24/7, 365 ngày/năm.

Bị quấy rối: cứ mỗi lần tôi bước lên cầu thang, hắn ta sẽ nói nhỏ sau khi tôi đi khuất rằng “Chào buổi sáng, cặp đùi xinh đẹp”(?!), rồi vào phòng tài liệu ngồi ngắm nghía các quý cô đi lại dưới đường.

Và, dĩ nhiên, một ông sếp say xỉn: một độc giả viết về một sự ngạc nhiên nhưng theo hướng tồi tệ. Anh ta tự “lột đồ” trong tiệc Giáng sinh của công ty cùng cặp kính được đặt ở “vùng nhạy cảm”, rồi sau đó ngất đi.

3 điều ta học được từ những vị sếp tồi

Xem ra chúng ta đều có những trải nghiệm riêng cùng một vài ông/bà sếp tồi tệ. Hẳn sẽ không dễ chịu gì khi bị vướng vào họ nhưng thực ra có 3 điều đáng để học từ những vị sếp này.

Đừng trở thành một tên khốn giống họ

Hãy lên một danh sách những điều sai trái, xấu xa, tồi tệ, trái đạo đức v.v… mà họ từng làm, và đừng bao giờ làm chúng với những người khác. Bạn sẽ trở thành một lãnh đạo tốt hơn sau những trải nghiệm này.

Các cách ứng xử tồi rất dễ xảy ra nếu bạn không cẩn thận. Hãy giữ vững lập trường lãnh đạo của mình và trở thành một vị sếp mà bạn mong muốn.

Sự thông thái

Những điều bạn học được từ một ông sếp tồi cũng nhiều như học từ một vị sếp tốt vậy. Hãy quan sát thật kĩ, chú ý tới ảnh hưởng từ thái độ của sếp lên các đồng nghiệp.

Học cách xử lí và lãnh đạo một cách hiệu quả là một kĩ năng quan trọng trong công việc. Khi quan sát một hướng giải quyết không hiệu quả, bạn sẽ dần học được mình nên hay không nên làm gì.

Ở một khía cạnh khác, sếp của bạn có thể có những tính cách và năng lực đáng để học hỏi. Có thể họ biết cách hoàn thành công việc một cách tốt nhất, cách dùng người hay xử lý một dự án “nhẹ tựa lông hồng”.

Sự mạnh mẽ và cá tính

Nhớ rằng, công việc quản lý là không hề dễ dàng. Hãy coi nó như một trải nghiệm để học hỏi. Các vị sếp tồi cho ta thấy cái thực tế phũ phàng ở trước mắt, nhưng nó cũng giúp ta chuẩn bị tinh thần trong các tình huống ở tương lai.

Bạn sẽ chạy nhanh hơn trên đoạn đường bằng phẳng nếu bạn tập luyện trên núi đồi.

Làm việc với một ông sếp tồi sẽ là một cách đo giới hạn chịu đựng của bạn. Khả năng giữ vững tinh thần dưới áp lực như vậy sẽ giúp ích cho bạn trên con đường sự nghiệp phía trước.

Tinh thần thép sẽ khiến bạn mạnh mẽ khi phải đối đầu với các chuyển biến khôn lường. Bạn sẽ học được cách giữ tập trung và sự kiên định cho dù phải chạm trán các thử thách khó nhằn.

Nói tóm lại, một người sếp tốt dạy bạn biết nên làm gì, trong khi một gã độc tài sẽ dạy bạn biết không nên làm gì. Nhưng dù sao việc gặp phải một vị sếp tồi như vậy là rất dễ xảy ra.

Hãy biết cao chạy xa bay khỏi họ khi có thể nhưng cũng đừng quên những gì ta học được để rút kinh nghiệm sau này.

>> Cách viết CV khiến cho các nhà tuyển dụng đều muốn đọc

Anh Thu

anhnt

Cùng chuyên mục
XEM