
-
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Con đường 'lên đỉnh' của FPT là hành trình giải những bài toán ngày càng khó ở mọi thời điểm, trong mọi lĩnh vực"
-
Tham tán Thương mại: Không chỉ tìm thị trường xuất khẩu mới, Việt Nam có thể nghiên cứu trở thành trung tâm sản xuất trung lập
-
Chủ tịch Eurocham: Sức bền của nền kinh tế Việt Nam không chỉ dựa vào những con số tăng trưởng, mà còn ở khả năng thích ứng
-
Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
Chủ tịch Eurocham: Sức bền của nền kinh tế Việt Nam không chỉ dựa vào những con số tăng trưởng, mà còn ở khả năng thích ứng
Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như vậy, theo ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham.
Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham.
Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Euricham) vừa công bố báo cáo về Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) Quý I/2025. Khảo sát BCI do Decision Lab thực hiện từ ngày 10 - 27/3, trước khi Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng mới cũng như trước hàng loạt thay đổi nhanh chóng trong chính sách thương mại thế giới.
Chỉ số BCI quý I/2025 đạt 64,6 điểm, gần như không đổi so với quý trước (61,8 điểm) – khảo sát phản ánh sự ổn định của niềm tin doanh nghiệp bất chấp những chuyển động chính sách quốc tế, đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ.
Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, nhận xét: “Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như vậy. Họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu. Khoảng hai phần ba số doanh nghiệp tham gia khảo sát giữ quan điểm trung lập – không quá lạc quan nhưng cũng không quá lo ngại.”
Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) quý I/2025.
Ông cũng lưu ý rằng khảo sát được thực hiện trước “Ngày Giải Phóng” của Mỹ, tức trước khi Tổng thống Trump công bố các chính sách thuế đối ứng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc diễn giải dữ liệu trong bối cảnh thời gian cụ thể.
Mặc dù 39% doanh nghiệp ghi nhận chiến lược giá bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như chi phí logistics và thuế quan, phần lớn không thay đổi kế hoạch đầu tư hoặc tuyển dụng. Chỉ 2% doanh nghiệp cho biết sẽ điều chỉnh đầu tư, phản ánh tâm lý vững vàng và kỳ vọng dài hạn tích cực.
Ông Thue Quist Thomasen, CEO của Decision Lab – đơn vị thực hiện khảo sát, cho biết: “Chúng ta đang ở trong một khoảnh khắc quan trọng của kinh tế toàn cầu. Mặc dù có những yếu tố bất ổn bên ngoài, doanh nghiệp vẫn nhìn thấy cơ hội rõ ràng tại Việt Nam. Thái độ chủ đạo hiện nay không phải là lo ngại, mà là chiến lược ‘chờ và định hướng’ – nghĩa là sẵn sàng điều chỉnh nếu cần, nhưng hiện tại vẫn duy trì ổn định để nắm bắt thời cơ khi chúng xuất hiện.”
Dù tỷ lệ doanh nghiệp sẵn sàng giới thiệu Việt Nam cho đối tác đầu tư giảm nhẹ từ 75% xuống 68%, mức này vẫn rất cao so với khu vực và được xem là minh chứng cho sức hút của Việt Nam. Các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, sản xuất bền vững, và đổi mới công nghệ.
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng vào việc tiếp tục cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục, minh bạch hóa pháp lý và đầu tư mạnh mẽ hơn vào hạ tầng logistics – những yếu tố sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả sự dịch chuyển đầu tư toàn cầu.
"Sức bền của nền kinh tế Việt Nam không chỉ dựa vào những con số tăng trưởng, mà còn ở khả năng thích ứng – cả về mặt cơ cấu nội bộ lẫn chiến lược đối ngoại – trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động. Những thách thức mới liên tục xuất hiện, đòi hỏi sự gắn kết để biến khó khăn thành cơ hội”, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham, phân tích
Các doanh nghiệp châu Âu từ lâu đã đánh giá cao sự linh hoạt của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, điều này được củng cố qua cách tiếp cận tinh tế nhưng quyết đoán của Chính phủ trước những thách thức toàn cầu.

Tin cùng SERIES BizLeaders
- Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: "Con đường 'lên đỉnh' của FPT là hành trình giải những bài toán ngày càng khó ở mọi thời điểm, trong mọi lĩnh vực"
- Tham tán Thương mại: Không chỉ tìm thị trường xuất khẩu mới, Việt Nam có thể nghiên cứu trở thành trung tâm sản xuất trung lập
- Chủ tịch Eurocham: Sức bền của nền kinh tế Việt Nam không chỉ dựa vào những con số tăng trưởng, mà còn ở khả năng thích ứng
- Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ