
-
Chủ tịch Nguyễn Thanh Tùng: Chính sách thuế của Mỹ tác động mạnh đến Vietcombank và mạnh hơn các ngân hàng khác
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Trạm sạc là chìa khóa mở cửa thị trường quốc tế
-
Quyền Giám đốc nghiên cứu thị trường Chứng khoán Kafi: KRX là sự kiện bước ngoặt của thị trường Việt Nam
-
Kinh tế trưởng Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam: Đầu tư theo chiến lược chủ động lúc này sẽ tốt hơn bị động
Tham tán Thương mại: Không chỉ tìm thị trường xuất khẩu mới, Việt Nam có thể nghiên cứu trở thành trung tâm sản xuất trung lập
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển cho rằng Việt nên tái định vị vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu vì đây là hướng đi bền vững, tăng sức chống chịu khi thương mại toàn cầu biến động.
Tham tán Thương mại Nguyễn Thị Hoàng Thúy.
Trong một bài viết mới đây, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Latvia, nhận định trước bối cảnh thương mại toàn cầu phân mảnh và rủi ro chính trị gia tăng, Việt Nam không nên chỉ xoay xở chuyển đổi thị trường xuất khẩu, mà cần tái định vị vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Vị tham tán nhấn mạnh ba định hướng có thể mang tính đột phá giúp Việt Nam khẳng định vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu:
Trở thành trung tâm sản xuất trung lập
Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Việt Nam có thể đóng vai trò là "bên thứ ba trung lập" khi thương chiến Hoa Kỳ – Trung Quốc – EU leo thang. Việc thu hút FDI từ EU, Nhật Bản, Hàn Quốc chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ giúp duy trì đơn hàng và công ăn việc làm.
Phát triển hạ tầng logistics để thu hút các tuyến tàu biển, ví dụ như tuyến mới của MSC nối thêm Gothenburg (Thụy Điển) – Aarhus (Đan Mạch) – Vũng Tàu, sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam như một trung tâm trung chuyển quốc tế.
Cung ứng nguyên liệu trung gian
Bà Thúy cho rằng thay vì tập trung vào thành phẩm tiêu dùng, doanh nghiệp Việt có thể chuyển sang xuất khẩu linh kiện, vải dệt, gỗ tấm, bán thành phẩm cho các trung tâm sản xuất khác như Ba Lan, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ.
Đây là cách giúp giữ được dòng đơn hàng, giảm chi phí marketing và vượt qua các rào cản về thói quen tiêu dùng. Việc các tập đoàn như Syre (Thụy Điển) muốn đầu tư dự án lớn để sản xuất vải tái chế tại Việt Nam cần được xem xét và tạo điều kiện thuận lợi.
Trở thành mắt xích ESG trong chuỗi toàn cầu
Vị Tham tán cho biết trong vòng 5 năm qua, Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành rất nhiều đạo luật liên quan đến bảo vệ môi trường và nhiều Chỉ thị nhằm thúc đẩy giới doanh nghiệp tuân thủ tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Với việc EU siết chặt quy định về ESG, CBAM, EUDR và CS3D, Việt Nam có cơ hội trở thành đối tác đáng tin cậy trong chuỗi cung ứng bền vững.
Doanh nghiệp Việt có thể cung cấp dịch vụ sản xuất tuân thủ ESG cho các tập đoàn toàn cầu, đầu tư vào minh bạch hóa chuỗi cung ứng, blockchain hóa truy xuất nguồn gốc và đạt các chứng chỉ ESG quốc tế. Đây là chiến lược dài hạn giúp Việt Nam nâng cấp vị trí trong bản đồ chuỗi giá trị toàn cầu.
"Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng trong chính sách thương mại. Việt Nam cần một chiến lược toàn diện hơn: dịch chuyển vai trò trong chuỗi cung ứng, đón đầu xu thế ESG, tận dụng dòng FDI chiến lược và phát triển năng lực đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu. Đó mới là cách tiếp cận căn cơ và bền vững để không chỉ vượt qua khủng hoảng, mà còn tạo lợi thế lâu dài trong trật tự thương mại mới", Tham tán Nguyễn Thị Hoàng Thúy nhấn mạnh.

Tin cùng SERIES BizLeaders
- Chủ tịch Nguyễn Thanh Tùng: Chính sách thuế của Mỹ tác động mạnh đến Vietcombank và mạnh hơn các ngân hàng khác
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Trạm sạc là chìa khóa mở cửa thị trường quốc tế
- Quyền Giám đốc nghiên cứu thị trường Chứng khoán Kafi: KRX là sự kiện bước ngoặt của thị trường Việt Nam
- Kinh tế trưởng Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam: Đầu tư theo chiến lược chủ động lúc này sẽ tốt hơn bị động