Theo báo cáo công bố ngày 29/4 của công ty dịch vụ tài chính Maybank Kim Eng, có trụ sở chính tại Kuala Lumpur, Malaysia, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang gây sức ép lớn đến tăng trưởng kinh tế của các nước CLMV
Bốn tháng đầu năm, vận tải đường sắt giảm gần 55% doanh thu. Tổng công ty Đường sắt đã lỗ khoảng 400 tỷ đồng. Mặc dù lỗ nhưng ngành đường sắt vẫn phải tìm cách cân đối các chi phí đầu vào để giảm cước, thu hút đối tác hàng hóa, bù lại một phần doanh thu.
"Có những đối tác Tổng công ty cũng thực hiện giảm giá cước, giúp phục hồi sản xuất kinh doanh. Có những chi phí đầu vào sẽ tăng do hàng loạt chi phí trong giai đoạn dịch nhưng đối với yếu tố nào giảm được ta sẽ giảm cho các đối tác để thu hút lượng hàng hóa vận tải", ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trả lời phỏng vấn VTV.
Với đường bộ, những ngày đầu sau giãn cách, lượng phương tiện xe khách liên tỉnh quay lại các bến xe của Hà Nội chỉ đạt khoảng 15%. Còn theo đại diện một doanh nghiệp taxi, để có thể quay lại hoạt động như trước dịch sẽ còn rất gian nan. Việc thu không đủ bù chi buộc doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa các chi phí đầu vào, thậm chí cả lao động.
"Việc doanh thu sụt giảm việc đầu tiên doanh nghiệp phải tiết giảm là nhân sự, thứ 2 là các chi phí hành chính, thứ 3 là mức lương của các vị trí hiện tại khi điều chỉnh thời gian làm việc thì quỹ lương sẽ rơi xuống. Một tháng mỗi một người sẽ có 4 ngày nghỉ không lương.", ông Nguyễn Công Hùng, chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho biết.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sáng 29/4, Tổng Cục Thống kê công bố tình hình kinh tế-xã hội tháng 4/2020 và 4 tháng đầu năm.
Trong tháng 4/20202, xản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn: Dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát nhưng tốc độ tái đàn chậm; do hạn hán, xâm nhập mặn, sản lượng gỗ khai thác và thủy sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tương tự là chỉ số sản xuất công nghiệp với mức giảm mạnh 10,5%. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng 1,8% là mức tăng thấp nhất nhiều năm qua.
Tháng 4/2020, cả nước có 7.885 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gần 94.000 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ trước. Đáng chú ý, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 4 tháng lên tới 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6%.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước những tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế và quan trọng không kém, Chính phủ đã rất quyết đoán và hành động sớm. Tiến sĩ John Walsh, Chủ nhiệm bộ môn Kinh doanh Quốc tế, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT Việt Nam đã chia sẻ những hiểu biết của Ông về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Doanh số bán lẻ truyền thống giảm mạnh đã trở thành đòn bẩy cho lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh mua sắm trực tuyến tăng trưởng, góp phần hỗ trợ hoạt động buôn bán của nhiều cửa hàng trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Theo ghi nhận của CBRE, tại thị trường Việt Nam, Tiki đã phát triển nhanh với tốc độ đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút, ông lớn SpeedL và Saigon Co.op cũng cho thấy sự gia tăng theo cấp số nhân trong kênh bán hàng trực tuyến. Trong khi đó, siêu ứng dụng Grab đã kích hoạt một nền tảng mới là GrabMart để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tại nhà của khách hàng.
Trên thị trường châu Á Thái Bình Dương, bán lẻ đa kênh và bán lẻ trực tuyến cũng hoạt động tích cực trong mùa dịch, từ sản phẩm tiêu dùng, mỹ phẩm, đến xa xỉ phẩm như xe hơi hoặc các dịch vụ tham quan viện bảo tàng, tham quan bất động sản... đều có thể được giao dịch trên các nền tảng trực tuyến.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sau cú sốc ban đầu khi đại dịch mới bùng phát, các công ty ở nhiều nơi trên thế giới đang dần thích nghi với một nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm và sự bất ổn diễn ra trên diện rộng.
Khi năm 2020 kết thúc, 24/3 sẽ trở thành một ngày đáng nhớ đối với nhiều người. Vào ngày 24/3, Nhật Bản đã hoãn tổ chức Olympics, Ấn Độ phong toả 1,3 triệu dân, ngày đầu tiên người dân Anh phải ở trong nhà. Hơn nữa, cùng ngày đó, WHO cảnh báo Mỹ có thể trở thành ổ dịch mới của dịch bệnh, Tổng thống Trump cho biết ông muốn nền kinh tế mở cửa lại vào dịp Lễ Phục Sinh.
Cũng vào ngày thứ Ba đáng chú ý đó, CEO của Coca-Cola – James Quincey, đã miêu tả những gì ông đang chứng kiến rằng: "Chuỗi cung ứng trên toàn thế giới đang đứt gãy." Sau đó 1 tháng, một số chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục hoạt động còn số khác thì trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là đối với thực phẩm tươi sống và vật tư, thiết bị y tế.
Nhưng chỉ vài ngày trước, Quincey dường như đã bớt căng thẳng hơn khi việc đóng cửa chỉ xảy ra ở một số nhà máy. Ông cho biết: "Chuỗi cung ứng ở các địa phương đã hoạt động trở lại, chúng tôi chỉ gặp một số vấn đề về các thành phần, nhưng điều này tốt hơn nhiều so với vài tuần trước."
Dẫu vậy, điều tương tự lại không diễn ra đối với các công ty chế biến thịt ở Mỹ , họ phải đóng cửa nhà mày để ngăn chặn sự lây lan đối với các công nhân. Các công ty sản xuất ô tô, mạng lưới nhà cung ứng từ Đông Nam Á đến châu Âu đều chưa thể khởi động lại dây chuyền lắp ráp với toàn bộ công suất.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Số liệu thống kê tháng 4 cho thấy tình hình kinh doanh mới thực sự "ngấm đòn" trong đại dịch Covid-19. Tính riêng tháng 4, cả nước có hơn 4.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 68% so với tháng trước, số doanh nghiệp giải thể và chờ giải thể chiếm hơn 3.000. Tính chung 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời gian, giải thể hoặc chờ giải thể tăng lên 42.000...
Tóm tắt:
- Tính riêng tháng 4/2020, cả nước có 7.885 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 93,9 nghìn tỷ đồng, giảm 46,9% về số doanh nghiệp và giảm 43,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
- Tính chung 4 tháng đầu năm, cả nước có 37,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý là số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 22,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,6%.
- Trong bối cảnh số doanh nghiệp giải thể giảm 3,8%, số doanh nghiệp giải thể có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng lại tăng 8,7% (vốn đăng ký trung bình/doanh nghiệp thành lập mới 4 tháng đầu năm ở mức 11,8 tỷ đồng)
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
5 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới và 13 ngày liên tiếp Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều quốc gia đánh giá rất cao công tác phòng ngừa dịch bệnh của Việt Nam.
Xung quanh vấn đề này, chia sẻ với VTC News, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, ông Kidong Park cho rằng, có 3 nhân tố chính khiến việc ứng phó dịch COVID-19 tại Việt Nam đạt hiệu quả tốt. Đó là đầu tư vào giai đoạn "thời bình", kích hoạt sớm hệ thống ứng phó và cách tiếp cận toàn xã hội dưới sự lãnh đạo các cấp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sau khi Bộ GTVT cho phép xe khách được phép hoạt động đến 50% tấn suất trên tuyến thay vì 30% như những ngày qua, sáng nay (29/4) các bến xe trên địa bàn Hà Nội đã kín xe khách liên tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch nên lượng khách ra bến xe chỉ lác đác, nhiều xe xuất bến chỉ vài khách.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Thực hiện chủ trương trên, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành hướng dẫn cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Cụ thể, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động quy định tại Bộ luật Lao động, có tên trong danh sách người sử dụng lao động đủ điều kiện vay vốn để trả lương ngừng việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và Quyết định số 15 /2020/QĐ-TTg ngày 24-04-2020, những hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng, phải tạm ngừng hinh doanh do đại dịch Covid-19, sẽ được hỗ trợ một triệu đồng/hộ/tháng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Không thể phủ nhận rằng tình hình dịch Covid-19 vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng và tổn thất rất lớn đến mọi lĩnh vực và ngành nghề trong cuộc sống. Dù đã có một nền tảng được xem là vững chắc, thế nhưng hệ thống Cộng Cà Phê cũng không tránh khỏi sự lao đao trước những tác động do dịch bệnh gây nên. Từ vấn đề chi phí mặt bằng, tiền lương cho nhân viên đến bài toán về một kế hoạch để tồn tại và phục hồi sau dịch, Cộng và đội ngũ nhân viên vẫn đang cùng nhau đương đầu để tìm ra lời giải phù hợp nhất. Đó chính là thử thách dành cho Cộng nói riêng và rất nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng trong ngành F&B nói chung.
Đối với Cộng Cà Phê, dù việc người Việt dùng hàng Việt là một xu hướng tất yếu, nhất là trong thời điểm khó khăn, tuy nhiên sản phẩm phải thật sự chất lượng, uy tín, mang lại giá trị xứng đáng cho khách hàng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) vừa có báo cáo gửi UBND TP.HCM về tình hình doanh nghiệp (DN) qua tác động của dịch COVID-19.
Theo HUBA, thực hiện cách ly xã hội đã ngăn chặn hiệu quả khả năng lây lan của dịch COVID-19 nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Vì phải giữ khoảng cách an toàn và các biện pháp chống lây lan dịch bệnh, nhiều DN đã phải ngừng một phần hoặc ngừng hẳn hoạt động sản xuất, kinh doanh để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Hiện nay, nhiều DN bị thiệt hại có một số nhu cầu được hỗ trợ để khôi phục hoạt động sau dịch gồm: Vay tiền không tính lãi để trả lương, giữ chân người lao động. Vay vốn lưu động ngắn hạn để sản xuất các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; vay vốn trung hạn đầu tư đổi mới thiết bị và ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số phù hợp nhu cầu tái cơ cấu sản xuất, tái cơ cấu DN.
DN cần nhận được thông tin về chính sách hỗ trợ của Nhà nước; các điều kiện để hưởng hỗ trợ và biết được đầu mối giải quyết là những cơ quan nào được phân công để liên hệ...
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiến dịch "Career Support – Hỗ trợ sự nghiệp" được Navigos Search khởi động từ ngày 22-4 với mục tiêu hỗ trợ nhanh nhất cho người lao động gặp khó khăn khi tìm kiếm cơ hội mới trong thời điểm dịch COVID-19 diễn ra tại Việt Nam. Ứng viên chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, ngành nghề, lĩnh vực, bộ phận và cấp bậc nhân viên hiện tại cũng như vị trí mong muốn trong tương lai. Từ những thông tin trên, Navigos Search sẽ chủ động kết nối thông tin này đến những vị trí tuyển dụng phù hợp nhất sẵn có từ dữ liệu khách hàng với đa dạng ngành nghề và lĩnh vực tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search cho rằng tại thời điểm hiện tại khi Việt Nam thể hiện khả năng kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ và bắt đầu nới lỏng những biện pháp giãn cách xã hội, nhu cầu tuyển dụng cũng đã có những chuyển biến tích cực. Một số doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng để nhanh chóng phục hồi sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, đại dịch COVID-19 làm gián đoạn đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa nguồn cung ứng và hạng mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia. Điều này tiếp tục củng cố thêm làn sóng dịch chuyển đầu tư và sản xuất sang các quốc gia Đông Nam Á mà địa điểm thu hút nhất chính là Việt Nam. Đây là một dấu hiệu tích cực cho nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam trong thời gian tới, đơn cử tại các ngành Sản xuất Dệt may, Công nghiệp phụ trợ, Điện-Điện tử,…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay Vân Đồn cho biết sau thời gian gián đoạn vì dịch COVID-19, các đường bay thương mại tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) sẽ hoạt động trở lại từ ngày 4/5 tới.
Theo đó, đường bay Vân Đồn-Thành phố Hồ Chí Minh do hãng hàng không Vietjet Air khai thác ngày 4/5 với tần suất 1 chuyến/ngày vào tất cả các ngày trong tuần.
Vietnam Airlines cũng sẽ khai thác đường bay Vân Đồn-Thành phố Hồ Chí Minh từ 16/5 với tần suất 4 chuyến/tuần (thứ Hai, Ba, Năm, Bảy) và Bamboo Airways khai thác từ 1/6 với tần suất 1 chuyến/ngày vào tất cả các ngày trong tuần.
Một đường bay nội địa khác cũng được mở lại từ ngày 16/5 là chặng Vân Đồn-Đà Nẵng khai thác bởi Vietnam Airlines với tần suất 3 chuyến/tuần (thứ Tư, Sáu, Chủ Nhật).
Đặc biệt, sân bay Vân Đồn đang xúc tiến mở mới đường bay nội địa đi Phú Quốc hoặc Nha Trang vào khoảng quý 4/2020.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Công ty cổ phần Vincom Retail vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020, thời điểm các trung tâm thương mại bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, doanh thu quý 1 của Vincom Retail đạt gần 1.700 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Vincom Retail cho biết, doanh thu thuần giảm mạnh do doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan giảm 150 tỷ đồng do công ty giải ngân gói 300 tỷ đồng hỗ trợ cho các khách thuê chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm hơn 400 tỷ đồng.
Được biết, hồi đầu tháng 3/2020, Vincom Retail đã tung gói hỗ trợ 300 tỷ đồng cho đối tác ở tất cả các ngành hàng đang kinh doanh tại 79 TTTM trên toàn quốc, có hợp đồng thuê giá cố định đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, phần lớn của gói hỗ trợ được dành cho việc giảm giá tiền thuê mặt bằng cho đối tác, một phần dành cho việc phát hành các voucher ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng tới mua sắm tại Vincom.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại diễn đàn Tài chính quốc tế Seoul (Seoul International Finance Forum) tổ chức ngày 22/4/2020, ông Don Lam, nhà sáng lập, Tổng giám đốc quỹ đầu tư VinaCapital, công ty đang đầu tư 5 tỷ USD vào thị trường Việt Nam, đã tham gia thuyết trình trực tuyến với những thông tin tổng quát về tình hình kinh tế Việt Nam, những cố gắng mang lại hiệu quả tích cực của Chính phủ Việt Nam bảo vệ người dân khỏi Covid-19 đồng thời cân bằng với việc tiếp tục giữ đà phát triển kinh tế. Ông Don Lam cũng đưa ra khuyến nghị đầu tư cho các nhà đầu tư quốc tế, dựa trên tình hình thực tế trong thời gian dịch và sau phục hồi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HAWA nhấn mạnh tại Hội thảo trực tuyến "Phục hồi - tăng tốc - bứt phá - Phát triển bền vững ngành gỗ giai đoạn hậu đại dịch" do Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA) phối hợp tổ chức:
"Cần có sự thay đổi đồng bộ cả trong cơ chế chính sách của Chính phủ và trong bản thân doanh nghiệp. Qua đó, thúc đẩy thay đổi tư duy, sự thích nghi tạo ra làn sóng chuyển đổi số trong doanh nghiệp…”
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h sáng ngày 16/4 đến 6h ngày 29/4, bước sang ngày thứ 13 Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tính đến 6h ngày 29/4, Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Tính từ 18h ngày 28/4 đến 6h ngày 29/4, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, hiện tổng số ca mắc vẫn là 270.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Các tuyến xe khách cố định bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 23/4, nhưng phải áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, các tuyến xe chỉ được hoạt động tối đa 30% theo biểu đồ với những tỉnh thuộc nhóm nguy cơ và 50% với các tỉnh thuộc nhóm nguy cơ thấp (tối thiểu không nhỏ hơn 1 chuyến/tuyến).
Theo số liệu của Sở Giao thông vận tải TP HCM, từ khi hoạt động trở lại đến nay, số lượng hành khách giảm kỷ lục. Từ ngày 24 - 27/4, tổng sản lượng vận tải hành khách liên tỉnh qua các bến xe tại TP HCM đạt 69.610 hành khách, với 9.383 lượt xe phục vụ (bình quân xe chở 7 hành khách).
So với cùng kỳ năm ngoái, lượng khách giảm đến 87%, trong đó một số bến xe giảm mạnh như bến xe miền Đông giảm 87%, Bến xe miền Tây giảm 88%, Bến xe An Sương giảm 83% và Bến xe ngã tư Ga giảm 67%.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Việt Nam có tròn bốn ngày liên tiếp không ghi nhận thêm ca mới mắc Covid-19. 12 ngày qua, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Đến nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 45.466 ca.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, hiện đã có 15 ca có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong đó có tám ca âm tính lần 1 và bảy ca âm tính lần 2.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Navigos Search, nhà tuyển dụng trực tuyến nhân sự cấp trung và cấp cao, cho biết trong khuôn khổ của chiến dịch hỗ trợ sự nghiệp cho người lao động trong thời điểm dịch COVID-19.
Hoạt động này nhằm hỗ trợ cho người lao động gặp khó khăn khi tìm kiếm công việc mới trong bối cảnh nhu cầu tuyển dụng ở nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng do đại dịch.
Đại diện của Navigos Search cho biết thêm trong vòng một tuần lễ, chiến dịch đã nhận được đăng ký từ hơn 1.200 ứng viên ở đa dạng các ngành nghề và lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó, nửa số lượng hồ sơ đăng ký thuộc nhóm ứng viên cấp trung. Có 27% đang giữ vị trí phó phòng, trưởng phòng, 19% là trưởng nhóm, giám sát.
Ngoài ra, 35% hồ sơ là cấp bậc nhân viên có kinh nghiệm/chuyên viên, 9% là cấp bậc mới ra trường/dưới hai năm kinh nghiệm, 5% là phó giám đốc/giám đốc và 3% thuộc ban điều hành.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Với tinh thần "sống chung với dịch", nhiều DN đã dần thích ứng và đưa ra chiến lược vừa chống dịch, song vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với ngành chế biến lương thực, thực phẩm, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ảnh hưởng vì dịch bệnh Covid-19, hơn 60% sản lượng lương thực thực phẩm được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc đang gặp khó do các nước này đóng cửa. Điều này đặt ra yêu cầu doanh nghiệp (DN) phải "tự thân vận động", cùng với chính sách hỗ trợ từ nhà nước, DN phải linh động đổi mới thị trường. Do thị trường xuất khẩu chưa thể phục hồi được ngay, DN phải hướng phát triển thị trường nội địa với gần 100 triệu dân, mở kênh online cho người tiêu dùng để đặt hàng trực tuyến.
"Để doanh nghiệp sống được, sản xuất được thì bây giờ các doanh nghiệp phải tái cơ cấu sản xuất của mình. Dịch bệnh cũng là một thời cơ cho các doanh nghiệp từ xưa tới giờ ít chú ý vào các kênh bán hàng điện tử thì cũng bắt đầu phải hướng vào kênh bán hàng này để mở rộng thị trường tiêu thụ của mình", bà Lý Kim Chi nói.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Hệ thống phòng, chống dịch bệnh phải tiếp tục hoạt động 100%, "lúc này chưa phải là lúc xả hơi hoàn toàn". Các địa phương cân nhắc không áp dụng các biện pháp cao hơn yêu cầu của Thủ tướng để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân, nhất là một số ngành đạt quá thấp, bị ảnh hưởng nghiêm trọng như là du lịch, dịch vụ ăn uống, hàng không.
Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại cuộc họp Thường trực Chính phủ vào chiều nay, 28/4. Nhắc lại phát biểu tại phần khai mạc cuộc họp là chúng ta đã cơ bản đầy lùi dịch bệnh, làm chủ được tình hình, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta không được chủ quan, không được lơ là, mất cảnh giác, đặc biệt là những người làm công tác phòng, chống dịch, lúc này chưa phải là lúc xả hơi hoàn toàn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 khiến cho lượng khách quốc tế và trong nước đến Hà Nội giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt từ đầu tháng 3, khi Hà Nội phát hiện ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, Chính phủ đã quyết định tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam trong khoảng thời gian 30 ngày bắt đầu từ 0 giờ ngày 18/3/2020. Tiếp đó là thực hiện cách ly toàn xã hội để phòng chống dịch từ ngày 01/4 đến hết ngày 22/4/2020 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lữ hành, khách sạn và vận chuyển du lịch trên địa bàn Thành phố.
Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 4, khách du lịch quốc tế ước đạt 8.511 lượt khách, giảm 98,6% so với cùng kỳ năm trước (bao gồm 6.000 lượt khách du lịch quốc tế lưu trú và 2.511 lượt khách du lịch quốc tế trong ngày); khách du lịch nội địa ước đạt khoảng 27.000 lượt khách, giảm 98,3% so với năm 2019 (bao gồm 9.990 lượt khách du lịch nội địa lưu trú và 17.010 lượt khách du lịch nội địa trong ngày). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 143 tỷ đồng, giảm 98,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Dự kiến, 4 tháng đầu năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội đạt 3,89 triệu lượt khách, giảm 59,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 964,5 nghìn lượt khách, giảm 58,2% so với cùng kỳ 2019 (bao gồm: 680 nghìn lượt khách du lịch quốc tế lưu trú và 284,5 nghìn lượt khách du lịch quốc tế trong ngày); khách du lịch nội địa ước đạt khoảng 2,92 triệu lượt khách, giảm 59,5% so với cùng kỳ 2019 (bao gồm: 1,08 triệu lượt khách du lịch nội địa có lưu trú và 1,84 triệu lượt khách du lịch nội địa trong ngày). Tổng thu từ khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 15.830 tỷ đồng, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm trước (tương đương giảm 17.981 tỷ đồng).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong bối cảnh giá thịt lợn còn ở mức cao, người tiêu dùng nên chuyển ăn các loại thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, hải sản... để thay thế, giảm tải áp lực cho thị trường thịt lợn!
Đó là quan điểm được nhiều đại biểu chia sẻ tại toạ đàm trực tuyến chủ đề: "Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm", do Báo Nông thôn ngày nay, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp tổ chức chiều nay, 28.4, tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi, cho rằng dịch Covid-19 khiến giá gia cầm trong thời gian qua giảm mạnh do nhiều bếp ăn tập thể đóng cửa, không hoạt động, nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Trong khi trước đó, để ứng phó với dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN-PTNT có chủ trương phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để bù lại sản lượng thịt lợn thiếu hụt, khiến tổng đàn gia cầm trên cả nước tăng nhanh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 28-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến về vấn đề xuất khẩu gạo với sự tham dự của lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL - vựa lúa của cả nước, các tập đoàn, tổng công ty lương thực lớn, một số bộ, ngành.
Nhấn mạnh đảm bảo an ninh lương thực là cân đối lớn của nền kinh tế song phải đảm bảo đời sống người trồng lúa, trong bối cảnh dịch bệnh kiểm soát tốt, Thủ tướng đồng ý cho xuất khẩu gạo bình thường trở lại từ tháng 5-2020.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, tiền điện được giảm trong các tháng 4, 5, 6 sẽ được tính vào hóa đơn của các tháng 5, 6, 7 năm 2020.
Tiền điện được giảm sẽ được tính vào kỳ hóa đơn các tháng 5, 6, 7 là do việc giảm giá phải xác định theo kỳ ghi chỉ số của đơn vị điện lực tại công tơ điện của khách hàng.
Trước đó trên mạng xã hội, một số người dân phản ánh tiền điện theo hóa đơn tháng 4 vẫn cao. Người dân cho rằng điện lực địa phương không thực hiện giảm giá điện để hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, theo chỉ đạo của Bộ Công Thương.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19.
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Tại các vùng có nguy cơ cao được công bố tại cuộc họp trước đều không có ca lây nhiễm mới. Với 270 ca nhiễm COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.
Theo Thủ tướng, Việt Nam đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, chi phí thấp được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Đến giờ phút này, có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19.
Do đó, cuộc họp hôm nay sẽ tiếp tục bàn về việc tháo gỡ, nới lỏng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh để giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng. Cuộc họp cũng sẽ tập trung thảo luận về một số biện pháp trong trạng thái "bình thường mới"…
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Nhờ hỗ trợ từ quỹ đầu tư, Mai Trường Giang là một trong những doanh nhân trong ngành F&B có quy mô vừa, hiếm hoi chèo chống qua đại dịch Covid-19 thời gian qua. Nhưng khác với tâm trạng nhẹ nhõm của kẻ vừa trở về sau đại nạn, Giang chẳng lấy gì làm vui vẻ trong suốt gần 1 tiếng đồng hồ trao đổi với chúng tôi. Có lẽ, hình ảnh những mất mát mà 3 thương hiệu của anh gánh chịu trong suốt mùa dịch nói riêng và ngành F&B Việt Nam nói chung, vẫn còn mắc kẹt trong tâm trí Giang.
Người ta thường hay bảo, chuyện gì cũng có mặt tốt và mặt xấu, nhưng với Mai Trường Giang, Covid-19 chẳng mang lại cho anh cũng như các doanh nghiệp của mình bất cứ lợi ích nào; ngay cả chính bởi Covid-19 khiến anh quyết định nhảy vào mảng bếp ảo – cloud kitchen sớm hơn dự định.
Mặc dù tự nhận mình không phải là người thích than vãn, chỉ muốn nhìn vào điều tích cực và mong mọi những người trong ngành F&B đoàn kết hơn nữa để vượt qua thời gian khó; nhưng suốt cuộc trò chuyện, rất nhiều lần Giang phải lên tiếng: nếu không có những gói gỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành F&B, câu chuyện phá sản hàng loạt sẽ hiển hiện. Bởi rõ ràng, số cửa hàng/nhà hàng có được nhà đầu tư hùng mạnh đứng đằng sau như Otoke là không nhiều.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Từ 15h00 ngày 28/4/2020, xăng E5RON92 giảm 401 đồng/lít, giá mới là 10.942 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 308 đồng/lít, giá mới là 11.631 đồng/lít.
Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông tin về việc điều hành giá xăng dầu từ 15h ngày 28/4.
Theo đó, Liên Bộ quyết định thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 400 đồng/lít; xăng RON95 ở mức 1.400 đồng/lít, dầu hỏa và dầu diesel ở mức 1.600 đồng/lít; dầu mazut trích lập ở mức 500 đồng/kg.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, mặc dù tác động của Covid-19 được dự báo sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020, nhưng thị trường BĐS sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021-2022.
Theo ông Khương, mới đây UBND Tp.HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ cho 63 dự án BĐS, cùng một loạt các chính sách, chỉ thị ưu đãi dành cho nhóm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, như gói tín dụng 250.000 tỉ đồng (tương đương 10.6 tỉ USD), hay các quyết nghị liên quan đến việc yêu cầu rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư…, với những quyết tâm rất lớn và kịp thời của Chính phủ trong thời gian gần đây, sẽ là một công cụ hỗ trợ, một đòn bẩy đắc lực không chỉ cho các doanh nghiệp đang gặp khó trong lĩnh vực bất động sản, mà còn cho cả nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sau hơn 3 tuần công bố kế hoạch sản xuất máy thở phục vụ điều trị Covid 19, ngày 28/4/2020, Tập đoàn Vingroup đã hoàn tất và chuẩn bị đưa ra thị trường hai mẫu máy thở xâm nhập có tỷ lệ nội địa hóa cao: VFS-410 và VFS-510. Với sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ban ngành, các chuyên gia y tế và hãng Medtronic (Mỹ), VFS-410 và VFS-510 đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giá trị sử dụng lâu dài trong điều trị hậu Covid.
VSmart VFS-410 là máy thở xâm nhập dựa trên công nghệ tạo khí bằng turbin, có tính năng tương đương với các máy thở xâm nhập lưu động cao cấp trên thị trường (chỉ bỏ chế độ CPAP dành cho người tự thở). Từ thiết kế máy thở không xâm nhập đơn giản của nhóm nghiên cứu trường Đại học MIT, VFS-410 đã được các kỹ sư Vingroup cải tiến để trở thành một máy thở xâm nhập với công nghệ tạo khí bằng turbin thay vì bóp bóng tự động nhằm đảm bảo tính chính xác cao. Bên cạnh đó, máy còn được bổ sung cảm biến giám sát và cảnh báo để duy trì nồng độ oxy, áp suất dương cuối kỳ thở ra, đo được nhịp thở bệnh nhân và tự điều chỉnh để đồng bộ với nhịp thở này. Toàn bộ nguyên lý hoạt động, bo mạch, linh kiện cơ khí, phát triển phần mềm và kiểu dáng của VSmart VFS-410 đều được thiết kế, phát triển và sản xuất tại Vingroup, dưới sự tư vấn sát sao của Bộ Y tế, các chuyên gia quốc tế và các bác sỹ Vinmec.
VSmart VFS-510 là máy thở xâm nhập dựa trên mẫu PB560 của hãng máy thở Medtronic đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. VFS-510 có ưu điểm nhỏ gọn, đa năng gồm 6 chế độ thở linh hoạt, có thể sử dụng cho bệnh nhân trưởng thành, bệnh nhi; cho người cần hỗ trợ thở xâm nhập hoặc không xâm nhập… đáp ứng đa dạng yêu cầu điều trị theo chỉ định của bác sỹ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Vào tháng 1, khi thế giới mới chỉ đang bắt đầu tìm hiểu về coronavirus mới, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã ví nó như một kẻ thù cần phải chiến đấu.
Hàng chục ngàn người sau đó đã thực hiện cách ly trong các cơ sở cách ly tập trung. Tiếp đến là nhiều khu phố được cách ly chặt chẽ để quản lý từ cụm nhỏ có các ca dương tính. 3 tháng sau khi trường hợp đầu tiên được phát hiện, Việt Nam dường như đã đánh bại virus, ít nhất là cho đến nay.
Việt Nam chỉ báo cáo hai ca nhiễm mới trong 10 ngày qua, cả 2 đều là du học sinh trở về từ Nhật Bản tuần trước. Đất nước với hơn 95 triệu người chưa có một trường hợp tử vong do Covid-19 nào. Hầu hết trong số 270 trường hợp được xác nhận dương tính đã phục hồi.
"Việt Nam đã hành động rất sớm và quyết liệt", ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore cho biết. Lý do, theo ông, là "vì Việt Nam là một quốc gia thống nhất, hiểu rõ cách vận động toàn hệ thống chính trị và sớm nghi ngờ rằng dịch Covid-19 có thể nghiêm trọng".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Sau Covid-19 , tỷ lệ nợ công tại các nước giàu sẽ tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1945. Khi các nền kinh tế rơi vào cảnh hoang tàn, chính phủ các nước phát triển đang "ký" hàng triệu tờ séc cho các hộ gia đình và công ty để hỗ trợ họ vượt qua khó khăn do dịch bệnh. Trong khi đó, các nhà máy, cửa hàng, văn phòng đều đóng cửa, khiến doanh thu từ thuế sụt giảm. Bởi vậy, sau khi Covid-19 kết thúc, các quốc gia sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Tình trạng sụt giảm đáng kinh ngạc của tài chính công đang diễn ra. Chính phủ Mỹ có thể chứng kiến ngân sách thâm hụt đến 15% GDP trong năm nay, con số này thậm chí sẽ tăng thêm nếu cần đến biện pháp kích thích mạnh hơn.
Ở các quốc gia phát triển, IMF cho biết tổng nợ công sẽ tăng thêm 6 nghìn tỷ USD lên 66 nghìn tỷ USD vào cuối năm nay, tương đương với 105-122% GDP. Đây là mức tăng lớn hơn nhiều so với khủng hoảng tài chính năm 2008. Nếu các biện pháp phong toả kéo dài lâu hơn, thì tổng nợ sẽ tiếp tục tăng. Việc giải quyết khoản nợ khổng lồ như vậy sẽ tạo gánh nặng lớn đối với các nước phương Tây trong nhiều tập kỷ tới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong bức thư gửi Thủ tướng mới đây, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) đề xuất Chính phủ xem xét một chính sách tạo điều kiện và bảo lãnh tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng với giá trị lên đến 150.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 25% doanh thu năm 2019 của ngành du lịch, nhằm giúp các doanh nghiệp du lịch và lữ hành trong bối cảnh Covid-19 .
Theo chương trình này, các doanh nghiệp đăng ký sẽ có thể vay vốn định kỳ hàng quý cho hai quý tiếp theo, với số tiền tương đương với khoản thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp và đóng góp ngân sách năm 2019, cộng với số tiền doanh nghiệp đã đóng đảm bảo cho các hình thức bảo hiểm xã hội và y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Những doanh nghiệp nằm trong diện kiến nghị là phải có đầy đủ các yếu tố, bao gồm vốn điều lệ tối thiểu 3 tỷ đồng, có tối thiểu 10 người lao động toàn thời gian vào thời điểm 29/2/2020 cũng như đóng đủ các khoản của năm 2019.
TAB kiến nghị lãi suất cho vay sẽ bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm rút vốn vay cộng thêm 0,5%, cố định trong 6 tháng. Doanh nghiệp sẽ trả nợ vay làm hai lần, vào thời điểm 11 tháng sau mỗi lần rút vốn vay từ năm 2021.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Adecco Việt Nam vừa công bố bản báo cáo cập nhật thị trường lao động quý I/2020, trong đó chỉ rõ những tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động và nhu cầu tuyển dụng trong 3 tháng đầu năm 2020.
Việc đóng cửa tạm thời các dịch vụ không thiết yếu đã buộc các nhân viên dịch vụ vận tải, làm đẹp và giải trí phải nghỉ phép không lương hoặc mất việc hoàn toàn. Ước tính có 250.000 lao động Việt Nam bị mất việc trong quý I và 1,5 đến 2 triệu người khác có nguy cơ tương tự dưới tác động của dịch Covid-19. Hầu hết trong số này là từ ngành dệt may, giày dép, nhà hàng, khách sạn hoặc du lịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trả lời báo chí ngày 28-4, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, đến hôm nay, nước ta đã qua 12 ngày không ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Tuy nhiên, phải xác định vẫn còn có thể có những ca dương tính ngoài cộng đồng chưa được phát hiện.
Mặt khác, sau thời gian cách ly xã hội, hiện nay thực hiện chính sách bảo hộ công dân nên đang và sẽ tiếp tục có công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước. Do đó, dự báo sắp tới có thể có thêm những ca mắc Covid-19 mới từ người nhập cảnh.
Song theo ông Phu, nếu có thêm ca dương tính mới ghi nhận ở nhóm người nhập cảnh thì cũng không đáng ngại vì tất cả người nhập cảnh lúc này đều được cách ly ngay khi vào nước. Vấn đề nữa là phải kiểm soát chặt việc nhập cảnh, nhất là qua các đường mòn, lối mở.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo báo cáo của Cục Hàng không, nhu cầu vận chuyển của các hãng hàng không từ 23/4 đến nay tăng cao, thể hiện qua hệ số sử dụng ghế trung bình trên các đường bay luôn ở mức trên 90% và sẽ còn tăng nhiều hơn trong dịp nghỉ lễ.
Để chuẩn bị cho giai đoạn khai thác các đường bay nội địa trong giai đoạn tới, trên cơ sở đề xuất của các hãng hàng không và đánh giá nhu cầu đi lại của người dân, Cục Hàng không Việt Nam vừa có kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép tăng số lượng chuyến bay nội địa và bỏ giãn cách ghế ngồi.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
CEO Guillaume Faury nói với nhân viên trong một bức thư nội bộ rằng Airbus "đang đốt tiền mặt ở một tốc độ chưa từng có, điều này đe dọa tới sự tồn tại của công ty. Chúng ta phải hành động khẩn cấp ngay bây giờ để giảm việc chi tiêu tiền mặt, khôi phục cân đối tài chính và kiểm soát được số phận".
Airbus đã cắt giảm 1/3 sản lượng vào đầu tháng này khi các hãng hàng không rút lại đơn đặt hàng những máy bay mới vì dịch Covid-19. Việc cấm đi du lịch và lệnh phong tỏa của các quốc gia đang đe dọa tới sự sống còn của các hãng hàng không trên khắp thế giới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Giám đốc điều hành (CEO) của tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Mỹ), ông David Calhoun, ngày 27/4 cho rằng tập đoàn này có thể phải mất 3-5 năm mới có thể chi trả mức cổ tức tương đương như giai đoạn trước khi xảy ra dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, giữa bối cảnh sự hồi phục của ngành hàng không dự kiến diễn ra chậm chạp.
Theo ông Calhoun, với tình hình hiện nay, hoạt động đi lại bằng đường hàng không trên thế giới dự kiến sẽ mất 2-3 năm mới có thể khôi phục lại mức của năm 2019 và cần thêm vài năm nữa để xu hướng tăng trưởng dài hạn của ngành hàng không có thể phục hồi.
Nhận định trên của ông Calhoun là một tín hiệu cho thấy việc trả nợ và duy trì chuỗi cung ứng chế tạo là những ưu tiên lớn hơn đối với Boeing, thay vì chi trả cổ tức cho các cổ đông trong tương lai gần.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trong bối cảnh dịch Covid-19, thanh toán không dùng tiền mặt đang thể hiện ưu điểm khi tránh việc tiếp xúc trực tiếp. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc đồng hành với người dân đối phó với dịch bệnh, trong 3 tháng đầu năm 2020, NHNN đã có 2 lần liên tiếp chỉ đạo Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), các ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ thanh toán và điều chỉnh giảm giá sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thanh toán trực tuyến và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dân đối phó với dịch bệnh cũng như góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân.
Gần đây nhất ngày 31/3/2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, tạo cơ sở để các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN cho khách hàng, thời gian thực hiện từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 31/12/2020.
"Qua theo dõi của chúng tôi, giao dịch thanh toán trực tuyến của Napas có tăng so với 2019. Tuy nhiên về tổng thể số lượng giao dịch trong thời gian giãn cách xã hội giảm khoảng 10%, giảm 20% về mặt giá trị giao dịch.
Thực tế trong thời gian bệnh dịch, đa phần nhu cầu của mọi người tập trung vào các nhu cầu thiết yếu như lương thực thực phẩm, các hàng hóa phục vụ cho y tế cũng như giáo dục, còn các nhu cầu khác hàng ngày đều cắt giảm ở mức tối đa nên số giao dịch không tăng được như mọi người kỳ vọng. Thói quen của người Việt Nam chưa tin vào người bán trên mạng nên vẫn có thói quen khi nhận hàng mới trả tiền", ông Nguyễn Quang Hưng, Tổng giám đốc CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) nhận xét về thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn vừa qua trong phóng sự của VTV.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung nội dung dự thảo Nghị quyết "Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19" nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) giữ được dòng vốn duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động trước khi kiệt quệ, đổ vỡ.
Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, các DN hiện nay đang rất cần vốn lưu động để duy trì sản xuất kinh doanh, việc phải đóng 10% thuế VAT và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn trả sẽ gây nhiều khó khăn cho các DN, đồng thời, cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Vì vậy, Ban IV và các hiệp hội DN kiến nghị giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về hướng dẫn triển khai gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng diễn ra chiều 27/4, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói: Trước 30/4, các tỉnh, thành cần triển khai xong 4 nhóm đối tượng gồm hộ nghèo, cận nghèo, người có công, bảo trợ xã hội. Ngoài ra, ưu tiên đối tượng lao động tự do vì đây là những người đang rất khó khăn, cần hỗ trợ gấp.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Báo cáo mới đây của VNDirect nhận định, nợ xấu là vấn đề đáng lo ngại nhất với ngành ngân hàng trong thời gian tới.
Theo bộ phận phân tích của VNDirect, nợ xấu là vấn đề cần theo dõi chặt chẽ vì khi nợ xấu tăng nhanh, điều này có thể ảnh hưởng rộng ra nền kinh tế và ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng trong nhiều năm.
Sau khi dịch bệnh qua đi, tăng trưởng tín dụng sẽ dần phục hồi và NIM có thể được cải thiện nhờ thay đổi cơ cấu cho vay và huy động, nhưng nợ xấu chỉ có thể được giải quyết nhanh gọn nếu ngân hàng thận trọng trong cho vay, xếp hạng nợ và dự phòng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo các chuyên gia, đây là thời điểm các NĐT "nói không" với hoạt động đầu tư lướt sóng. Đặc biệt, sau thời điểm dịch, NĐT chỉ có thể tập trung vào việc đầu tư trung, dài hạn bởi sau suốt thời gian khó khăn, thị trường rất khó để hồi phục nhanh. Dòng tiền của NĐT vì thế cũng khó đạt kì vọng trong thời gian ngắn ở hầu hết các phân khúc sản phẩm.
Thực tế, trong suốt thời gian qua, hoạt động đầu tư lướt sóng chỉ diễn ra lẻ tẻ ở một số phân khúc có lợi thế về hạ tầng giao thông. Còn những NĐT lâu năm vẫn chọn hình thức đầu tư dài hạn, từ 2-3 năm mới chào bán sản phẩm. Lợi nhuận vì thế cũng có khả năng cao hơn.
Sau dịch Covid-19, theo dự báo của các chuyên gia, giá BĐS không biến động nhiều. Thậm chí, Covid-19 khiến giá BĐS trên thị trường thứ cấp giảm 5- 10%. Theo ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, sau dịch giá chào bán nhà đất không giảm công khai mà được thể hiện qua các thương lượng âm thầm trong mùa dịch.
Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, thậm chí kể cả giai đoạn hậu Covid-19, việc thương lượng, mặc cả để đạt được mức giảm giá trên dưới 10% khá phổ biến trên thị trường thứ cấp. Đây chưa phải là mức giảm giá sâu nhưng được xem là biên độ điều chỉnh hợp lý trong vòng 3 tháng dịch bệnh tác động thị trường.
Như vậy, để thấy sau dịch thị trường BĐS cần có thêm thời gian để hồi phục, giá bán và giao dịch chưa thể kì vọng tăng trong khoảng thời gian ngắn. Vì thế, chọn cách đi chậm rãi, an toàn đã nằm trong dự tính của những NĐT cá nhân.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Trước tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp Sở Công thương Tp. Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp ổn định thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân.
Nhờ đó, nguồn cung các mặt hàng tại các hệ thống phân phối trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn đáp ứng đầy đủ, giá cả tương đối ổn định, không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Dịch COVID-19 đã tác động mạnh tới ngành dầu mỏ theo nhiều giai đoạn kịch tính. Trước hết, dịch bệnh đã gây sụp đổ nguồn cầu, khi nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa, ô tô ngừng lưu thông do quy định giãn cách. Kế đến là tình trạng quá tải kho chứa, buộc giới giao dịch phải hướng sang các tàu chở dầu trên biển để trữ dầu với hy vọng giá sẽ hồi phục. Hiện tại, giá vận chuyển đã tăng đến mức thảm họa khi ngành dầu mỏ không còn tìm được tàu chở dầu còn trống - một dấu hiệu cho thấy thị trường đã bị biến dạng thái quá.
Viễn cảnh u ám về đóng cửa sản xuất và tác động của nó với việc làm, các công ty, ngân hàng và các nền kinh tế bản địa là một trong những lý do thúc đẩy lãnh đạo các nước trên thế giới đồng lòng cắt giảm sản lượng - một phương thức xưa cũ. Nhưng khủng hoảng đã vượt ngưỡng, cuốn bay nỗ lực điều phối này. Dầu đã có thời điểm rớt xuống mức giá âm hồi tuần trước và đóng cửa đã xảy ra trên thực tế. Đó là kịch bản tồi tệ nhất đối với các nhà sản xuất dầu và lọc dầu. "Chúng ta đang dần đi tới điểm kết thúc. Chỉ đến khoảng nửa đầu tháng Năm thôi, khủng hoảng sẽ đạt đỉnh. Chúng ta còn cách đó chỉ vài tuần, chứ không được vài tháng", Torbjorn Tornqvist, Trưởng bộ phận giao dịch hàng hóa tại tập đoàn Gunvor Group chia sẻ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Gần 1 tháng tạm "đóng băng" vì dịch Covid-19, hàng quán kinh doanh tại Hà Nội chính thức được hoạt động trở lại từ 0h ngày 23/4 sau khi yêu cầu về giãn cách xã hội được nới lỏng. Dọc các tuyến phố nổi tiếng kinh doanh thời trang ở Hà Nội như Cầu Giấy, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Quán Thánh... hàng loạt tấm biển giảm giá 70-80% treo khắp mặt tiền các cửa hàng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20-4, tổng vốn đầu tư gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,33 tỉ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019. Dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài lại giảm mạnh.
Nếu xét về giá trị, vốn đăng ký 4 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ các năm 2016-2018 (tăng 52,3% so với năm 2018, tăng 16,4% so với năm 2017 và tăng 79% so với năm 2016).
Có tổng cộng 984 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỉ USD, giảm 9,1% về số dự án và tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Vốn đầu tư tăng là có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn 4 tỉ USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký mới.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Giá vé cao hơn, hành trình ít hơn, buộc phải kiểm tra sức khỏe trước khi bay và gần như không có đồ ăn miễn phí: Đó là kỷ nguyên mới của ngành du lịch hàng không được tạo ra bởi đại dịch Covid-19.
Thay đổi mang tính địa chấn này đang diễn ra khi các hãng hàng không trên thế giới đánh giá lại hoạt động của mình và dự tính cho tương lai sau khủng hoảng.
Tại các sân bay gần như trống không, việc mọi người ai cũng đeo khẩu trang cùng yêu cầu giãn cách xã hội cho thấy sự thay đổi hành vi của một số ít nhân viên và khách du lịch còn lại. Một cuộc cải tổ dài ở phía trước được thiết lập để tiếp cận đến mọi khía cạnh của việc bay sau khi các yêu cầu giới hạn di chuyển được dỡ bỏ.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 15-4-2020 đạt 17,8 tỉ USD, giảm 2,4 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Điều này cho thấy COVID-19 đã bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu từ quý II khi Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới thực hiện giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm đến ngày 15-4, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,61 tỉ USD, tăng 4,5% (tương ứng tăng 3,08 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 69,15 tỉ USD, tăng 1,8% (tương ứng tăng 1,26 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cách đây không lâu, trả lời phỏng vấn VTV, bà Cao Vân Anh, Quản lý thương hiệu và truyền thông Lotte Mart Việt Nam cho biết "Hiện nay không có nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử tham gia vào ngành hàng tươi sống. Chúng tôi hiện đã và đang vận hành tốt lĩnh vực này. Đây là lợi thế cạnh tranh lớn của Lotte Mart".
Tuy nhiên, thế trận đã thay đổi rất nhanh trong 2 tháng qua, các nhóm doanh nghiệp khác đua nhau mở dịch vụ này. Nhóm bán lẻ đa ngành có Bách hóa xanh của Thế giới di động. Nhóm nền tảng gọi xe công nghệ có Grab, Now tung dịch vụ đi chợ hộ. Nhóm thương mại điện tử có Lazada cũng vừa quyết định nhảy vào cuộc đua với khẳng định không phải là làm phong trào.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo thông tin trên được Tổng cục Thuế cho biết ngày 27-4, trong ngày hôm qua, cơ quan thuế cả nước đã tiếp nhận trên 5.300 đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất từ 5.315 doanh nghiệp, tổ chức và 38 cá nhân.
Số liệu lũy kế tính đến hết ngày 26-4, cả nước có tổng cộng trên 46.500 đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất được gửi đến cơ quan thuế; trong đó, số doanh nghiệp, tổ chức đề nghị gia hạn là 46.163, số cá nhân đề nghị gia hạn là 391.
Cũng đến thời điểm trên, tổng số tiền thuế và tiền thuê đất gia hạn lũy kế là 7.374 tỷ đồng; trong đó, gia hạn đối với tổ chức, doanh nghiệp là 7.367 tỷ đồng (bao gồm tiền thuế giá trị gia tăng là 1.432 tỷ đồng, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp là 4.977 tỷ đồng, tiền thuê đất là 958 tỷ đồng), gia hạn đối với cá nhân là 7,1 tỷ đồng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Cuối năm 2019, các chuyên gia của VNDirect nhận định giải ngân đầu tư công có thể khó tăng tốc trong năm 2020. Tuy nhiên, sự bùng phát của coronavirus hồi đầu tháng 1/2020 đã thay đổi toàn bộ bức tranh kinh tế vĩ mô, phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế.
GDP quý 1 theo Tổng cục Thống kê chỉ tăng 3,82% so với cùng kỳ, là mức thấp tăng trưởng quý I nhất trong 11 năm qua khi tất cả các ngành kinh tế đều bị tác động mạnh do dịch bệnh.
VNDirect dự báo GDP Việt Nam năm 2020 đạt mức 5%, trong đó trong đó ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp tăng lần lượt 5,6%, 5,3% và 2% so với cùng kỳ.
Chuyên gia của VNDirect nhận định tất cả các động lực tăng trưởng kinh tế đều đang chậm lại. Cụ thể: xuất khẩu cũng phải đối mặt với áp lực lớn hơn trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa suy giảm trên toàn cầu do dịch bệnh. Vốn FDI cũng đã trải qua đợt sụt giảm mạnh trong quý 1/2020 với tổng vốn đăng ký cấp mới chỉ đạt 8,6 tỷ USD (giảm 20,9% sv cùng kỳ).
"Do đó, chúng tôi tin rằng đầu tư công sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020", đơn vị này nhận định.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
VPBank muốn xin ý kiến cổ đông mua lại tối đa toàn bộ 300 triệu USD trái phiếu đã phát hành. Bên cạnh đó, ngân hàng còn muốn mua lại 122 triệu cổ phiếu quỹ trên sàn chứng khoán và giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vừa cho biết sẽ xin ý kiến đại hội cổ đông bằng văn bản để thông qua 4 vấn đề quan trọng.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
"Cash is King – Tiền mặt là vua" là nguyên tắc thường xuyên được các nhà quản trị đề cập, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng tiền đối với một doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng vì Covid-19 như hiện nay.
Khi doanh thu sụt giảm nghiêm trọng nhưng các chi phí nhân sự, mặt bằng,… vẫn phải trả đều đặn, nếu không cân bằng tốt dòng tiền thì có nghĩa rằng bờ vực phá sản đã cận kề. Giống như con người cần oxy để sống, doanh nghiệp cũng cần tiền để duy trì hoạt động.
Trong khi tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng còn khá khó khăn và mất nhiều thời gian, nhiều doanh nghiệp gần đây đã thực hiện chiến lược "vay tạm" vốn từ khách hàng, hay được hiểu là thuyết phục khách chi tiền trước, sử dụng dịch vụ sau để duy trì dòng tiền.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tổng cục Hải quan cho biết trong nửa đầu tháng 4/2020 (từ ngày 1 đến 15/4), kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 17,8 tỷ USD, giảm đến 28,3% tương đương 7,03 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2020.
Theo đó tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu nửa đầu tháng 4 chỉ đạt 8,26 tỷ USD, giảm 36,6% (tương ứng giảm 4,72 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 3/2020.
Kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu do mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 52,1% (tương ứng giảm 1,39 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 31,6% (giảm 669 triệu USD); hàng dệt may giảm 36% (giảm 416 triệu USD)…
Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu nửa đầu tháng 4 chỉ đạt 9,54 tỷ USD, giảm 19,5% (tương ứng giảm 2,31 tỷ USD) so với nửa cuối tháng 3/2020.
Kim ngạch nhập khẩu giảm chủ yếu do mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 30,4% (giảm 827 triệu USD); vải các loại giảm 19,6% (tương ứng giảm 122 triệu USD); dụng cụ, phụ tùng giảm 6,2% (tương ứng giảm 103 triệu USD).
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Không phải nhu cầu thiết yếu, lại là loại hình kinh doanh tập trung đông người trong phòng kín, các đơn vị phát hành phim bị thiệt hại nặng nề trong đại dịch Covid-19. CGV cho biết riêng trong tháng 3, cụm rạp này thiệt hại tới 500 tỷ đồng. Phim đã phát hành thì không thể ra rạp, các dự án phim đang thực hiện cũng không thể tiếp tục vì sản xuất phim phải tập trung đông người...
Việt Nam có tổng số 210 cụm rạp, đã phải lần lượt đóng cửa từ nửa cuối tháng 3. Đối với các đơn vị phát hành phim, việc đóng cửa rạp chiếu gây tổn thất không nhỏ, kéo theo tổn thất của các nhà sản xuất phim.
Chia sẻ trên VTV, bà Nguyễn Thị Mai Hoa – Giám đốc điều hành rạp Galaxy cho biết: "Đối với Galaxy, hàng tháng chúng tôi mất đi vài chục tỷ doanh thu, trong khi vẫn phải chi trả tiền lương và các khoản chi phí thuê mặt bằng từ 15 – 20 tỷ đồng/tháng. Thực sự, thiệt hại là vô cùng lớn..."
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Nhằm lấy ý kiến, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, BĐS. Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nhấn mạnh sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, phối hợp với các bộ, ngành đưa ra các giải pháp, nhanh chóng hoàn thiện báo cáo tổng thể để báo cáo Thủ tướng trong thời gian sớm nhất.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, đại dịch Covid-19 đã gây ra thiệt hại lớn đối với thị trường BĐS. Cụ thể, số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm khoảng 80%, còn lại đều hoạt động cầm chừng, Tỷ lệ người lao động mất việc, tạm ngừng công việc hoặc làm việc cầm chừng tương đối lớn.
Số lượng doanh nghiệp được thành lập mới tăng thấp nhất trong cùng kỳ giai đoạn 2015-2019, trong đó số lượng doanh nghiệp BĐS thành lập mới giảm 11,9%, tạm ngưng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất trong các ngành nghề; số lượng, giá trị sản phẩm BĐS tồn kho tăng…
Theo các chuyên gia, việc Bộ Xây dựng đề xuất các giải pháp về thể chế, tài khóa và tín dụng đối với phát triển nhà ở và thị trường BĐS, đặc biệt là tập trung trọng tâm phát triển nhà ở xã hội có thể coi là giải pháp tạo đà, kích thích sự phát triển của thị trường BĐS trong giai đoạn khó khăn này. Trước mắt, Bộ Xây dựng cần phối hợp đánh giá kỹ lưỡng tình hình ở 2 thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM, rà soát việc triển khai các dự án nhà ở, BĐS lớn ở hai địa phương này bởi đây là thị trường lớn nhất.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày 25/4 vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản gửi các hãng hàng không liên quan đến việc mở bán vé máy bay và hoàn tiền vé cho hành khách trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Theo đó, Cục Hàng không chỉ đạo đối với những chuyến bay đã được mở bán không theo phép bay đã cấp, các hãng hàng không phải hoàn trả tiền vé cho hành khách mà không thu bất cứ khoản tiền nào.
Sau thông báo của Cục Hàng không, Vietjet Air mới đây đã thông báo sẽ bổ sung thêm lựa chọn hoàn tiền trong vòng 90 ngày cho khách hàng. Cụ thể, khách hàng của Vietjet Air giờ đây có 3 lựa chọn: Đổi thời gian bay miễn phí sang giai đoạn từ 24/4 đến 31/5/2020 (ngoại trừ lễ 29/4 - 3/5), hoặc bảo lưu trong vòng 360 ngày, hoặc hoàn tiền trong vòng 90 ngày.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Không có gì đảm bảo chúng ta chắc chắn sẽ sớm có vaccine phòng ngừa Covid-19. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu nhằm hiểu được những cách tốt nhất để đeo khẩu trang, rửa tay cũng như các biện pháp can thiệp khác nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.
Đường cong dịch Covid-19 đã được "làm phẳng" ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc chống virus hay loại vaccine mới nào được hoàn thành.
Chúng ta cho đến nay chủ yếu vượt qua dịch bệnh chủ yếu nhờ các biện pháp can thiệp không sử dụng thuốc như cách ly, giãn cách xã hội, rửa tay, và với các nhân viên y tế thì là dùng khẩu trang và các thiết bị bảo hộ khác.
Tất cả chúng ta đều hy vọng sẽ có một loại vaccine vào năm 2021. Nhưng trong thời gian chờ đợi đó, chúng ta nên làm gì? Và quan trọng hơn, điều gì xảy ra nếu vaccine không xuất hiện trong tương lai gần?
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Quản lý kinh doanh giống như đọc một cuốn sách ngược, Chủ tịch kiêm CEO Fast Retailing - chủ thương hiệu Uniqlo từng nói như vậy. Ông muốn nhấn mạnh rằng giá trị của việc biết kết quả trước khi quyết định cần phải làm gì trong hiện tại. Đó là triết lý hình thành nên tầm nhìn của ông về những hậu quả tiêu cực mà Covid-19 có thể gây ra.
Nền kinh tế toàn cầu đã buộc phải đóng cửa hoàn toàn khi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của virus. Tuy nhiên, Yanai cảnh báo rằng làm như vậy có thể khiến nền kinh tế lâu phục hồi hơn và chịu tổn hại nhiều hơn.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày hôm nay 27/4, hàng loạt địa phương đã triển khai cho học sinh đến lớp sau nhiều tuần nghỉ học vì dịch Covid-19. Như vậy, theo sau 8 địa phương đầu tiên đi học từ tuần trước (bao gồm Cà Mau, Thái Bình, Thanh Hóa, Gia Lai, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ) thì đến tuần này, đã có 29 tỉnh thành phố tiếp tục tiến hành cho học sinh đi học trở lại.
Các địa phương cho học sinh đi học lại ngày hôm nay là: An Giang, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bình Định, Điện Biên, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Kiên Giang, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Cao Bằng, Bắc Ninh, Đăk Nông, Hòa Bình, Hưng Yên, Kon Tum.
Riêng tại Hải Phòng, sau khi cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đến trường từ ngày 23/4, UBND thành phố cũng đã cho học sinh các khối lớp còn lại tiếp tục đi học từ ngày 27/4. Tại tỉnh Điện Biên, học sinh tất cả các cấp đã trở lại học tập trung từ ngày 27/4. Đây là 2 địa phương đầu tiên cho tất cả học sinh đi học trở lại.
"Bão" Covid-19 "đổ bộ" vào Việt Nam khoảng 3 tháng qua, đã gây thiệt hại nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế. Nhìn vào thực tế đã xảy ra, lúc này, điều gì khiến ông cảm thấy lo lắng nhất cho các doanh nghiệp trong nước?
TS Nguyễn Đình Cung: Doanh nghiệp nước ta, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khả năng linh hoạt tốt, nhưng sức chống chịu lại rất yếu. Về mặt tài chính, họ không có dự trữ. Khi xảy ra dịch bệnh, nhiều công ty không còn dòng tiền, không có thu nhập. Vì bị lệ thuộc, chứ chưa đứng được ở vị trí chi phối thị trường, nên khi một mắt xích nào đó trong chuỗi cung ứng bị đứt gãy, thì ngay lập tức, họ chịu tác động mạnh.
Người lao động nước ta chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều lao động chính thức hoặc phi chính thức sống theo kiểu: "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ". Vì thế, khi mất việc, họ sẽ mất luôn kế sinh nhai. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế.
Nhưng thực tế không chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó, mà hồi đầu tháng 4, bảy tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã báo lỗ hơn 3.700 tỷ đồng, trong đó, Vietnam Airlines thiệt hại nặng nhất, với số lỗ hơn 2.000 tỷ đồng, cần nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ, vì đã cạn kiệt 3.500 tỷ đồng dự trữ. Ông có đánh giá gì về điều này?
TS Nguyễn Đình Cung: Lúc này, không chỉ có doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp ở nước ngoài… đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Dịch bệnh không phân biệt thành phần kinh tế, quốc gia, dân tộc, nó rất bình đẳng trong việc gây tác động.
Ngoại trừ một số doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin… có thể chịu ảnh hưởng xấu thấp hơn, thì một số ngành đang phải hứng chịu tác động trực tiếp, rất mạnh và ngay lập tức, điển hình là lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả vận chuyển hàng không.
Tuy nhiên, nếu nói về thua lỗ thì ngoài Vietnam Airlines, VietJet Air hay Bamboo Airway cũng bị đều ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhưng VNA có thể đang chịu ảnh hưởng nặng, khó khắc phục hơn hai doanh nghiệp còn lại, vì công ty này chỉ kinh doanh duy nhất dịch vụ vận chuyển hàng không. VJA, BBA là những đơn vị kinh doanh đa ngành. Một số ngành khác của họ có thể chịu tác động ít hơn, cho nên sức chống chịu của VJA hay BBA có lẽ sẽ tốt hơn VNA.
Việc VNA thua lỗ và khó khăn như vậy là có thật! Nhưng tôi lại không thấy lo lắng nhiều cho doanh nghiệp này, vì Covid-19 chỉ là giai đoạn tạm thời, chứ không phải là mãi mãi. Hơn nữa, doanh nghiệp có sự tích lũy đóng góp trong nhiều năm, nên nhà nước chắc chắn sẽ có những chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp chống chịu qua đại dịch. Nhà nước sẽ lo đến các vấn đề tổng thể vì toàn bộ nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất. Cứu doanh nghiệp, chẳng qua cũng là để cứu cả nền kinh tế.
Không lo cho Vietnam Airlines, nhưng trong số 6 tập đoàn lớn còn lại (Tập đoàn Dầu khí quốc gia; Xăng dầu Việt Nam; Hoá chất Việt Nam; Tổng công ty Cảng hàng không; Hàng hải Việt Nam; Đường sắt Việt Nam; Lương thực miền Nam; Cà phê Việt Nam) cùng đang bị thua lỗ nặng, không cân đối được thu chi, thì liệu có tập đoàn nào khiến ông cảm thấy lo lắng?
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi không lo ngại cho tập đoàn nào cả! Tôi cũng rất mong, các tập đoàn này đừng than vãn và đi xin tiền nhà nước. Lúc này, nhà nước đang dốc sức hỗ trợ toàn quốc gia gồng mình chống dịch, mà còn phải đi hỗ trợ tập đoàn nhà nước thì có lẽ sẽ là điều hơi phản cảm.
Dịch bệnh tuy gây ra nhiều khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để các tập đoàn kinh tế nhà nước chủ động bứt phá. Thay vì xin tiền, các tập đoàn này nên xin cơ chế phù hợp, làm sao để doanh nghiệp năng động, linh hoạt, sáng tạo hơn, từ đó có thể khai thác có hiệu quả khối tài sản lớn và biến nó thành sức mạnh dân tộc, làm được như thế mới là điều đáng làm!
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây