Thuế 46% của Mỹ: Ngành sản xuất tìm đường sang Trung Đông, Nam Á, Mỹ Latinh… để tránh 'chung trứng vào một giỏ'

05/04/2025 11:15 AM | Sản xuất

Việt Nam đã có 17 hiệp định thương mại tự do với 60 quốc gia, theo nhà chức trách, đây là cơ hội tốt để đa dạng hoá thị trường.

Thuế 46% của Mỹ: Ngành sản xuất tìm đường sang Trung Đông, Nam Á, Mỹ Latinh… để tránh 'chung trứng vào một giỏ'- Ảnh 1.

Chia sẻ trong Họp báo thường kỳ Bộ Công thương hôm 4/4, ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho hay, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% năm 2025, ngành công nghiệp đạt 9,3%, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phải đạt 2 con số.

"Chính phủ và ngành Công Thương chưa có ý định thay đổi mục tiêu tăng trưởng này", ông Thành nhấn mạnh.

Tuy vậy, vị này cũng thừa nhận việc Mỹ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất và mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.

Dệt may, da giày, điện tử, gỗ… là những nhóm ngành có kim ngạch lớn, xuất khẩu vào Mỹ chiếm tới 30% tỷ trọng. Với mức thuế Mỹ có thể lên tới 46% đối với Việt Nam đó là một thách thức lớn với những ngành hàng này khi cạnh tranh với các nước đối thủ.

Ông Thành cũng cho biết hiện Chính phủ và các bộ, ngành đang rất khẩn trương chuẩn bị nhằm đẩy mạnh đàm phán để giảm nhẹ nhất tác động. Trong trường hợp, chính sách thuế của Mỹ không có gì thay đổi so với hiện nay, có thể phải xúc tiến đàm phán hiệp định thương mại tự do với Mỹ.

Nhưng việc đàm phán chỉ là giải pháp trước mắt, cơ quan chức năng cho biết tiếp tục triển khai những giải pháp dài hạn, căn cơ để chủ động vượt qua khó khăn. Việt Nam hiện đã có 17 hiệp định thương mại tự do với 60 quốc gia, đây là cơ hội tốt để đa dạng hoá thị trường.

Cùng đó, đẩy nhanh đàm phán nhằm khơi mở thị trường mới, như thị trường các nước Trung Đông, Nam Á, Mỹ Latinh… Cải thiện hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường nước ngoài.

"Những giải pháp trên không phải chỉ được thực hiện khi xảy ra tình huống Mỹ áp thuế mà đây là định hướng lâu dài đã và đang được Bộ Công Thương triển khai", lãnh đạo Cục Công nghiệp nhấn mạnh.

Bổ sung thêm, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chia sẻ, hiện nay, nhiều thị trường truyền thống đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí tiềm ẩn rủi ro suy giảm về nhu cầu nhập khẩu.

Do đó, việc chủ động khai phá các thị trường mới nổi, thị trường ngách hoặc các thị trường thay thế là yêu cầu cấp thiết. Đây là hướng đi không chỉ nhằm đa dạng hóa thị trường, mà còn giúp chúng ta tăng cường tính bền vững cho kim ngạch xuất khẩu, giảm lệ thuộc vào một vài thị trường trọng điểm.

"Chúng tôi đặc biệt chú trọng tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Việc khai thác hiệu quả các FTA không chỉ là câu chuyện về giảm thuế, mà còn là nâng cao chất lượng sản phẩm, quy chuẩn hóa và tái cấu trúc chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn quốc tế", ông Lê Hoàng Tài nói.

Thuế 46% của Mỹ: Ngành sản xuất tìm đường sang Trung Đông, Nam Á, Mỹ Latinh… để tránh 'chung trứng vào một giỏ'- Ảnh 2.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 đặt ra một số chỉ tiêu quan trọng; nhất là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 6-7%/năm và tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 5-6%/năm trong thời kỳ 2021-2030.

"Tại thời điểm này chúng ta đã đi được nửa chặng đường, về cơ bản chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vượt khá xa, tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt 2 con số", ông Hải thông tin.

Theo lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, yêu cầu đặt ra trong chiến lược xuất nhập khẩu là đạt cân bằng về cán cân thương mại (giai đoạn trước đây bị thâm hụt thường xuyên cho đến năm 2012 mới khởi sắc). Trong giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương thực hiện chiến lược này tương đối ổn khi liên tục duy trì cán cân thương mại có sự gia tăng, cụ thể năm 2024 đạt thặng dư 24 tỷ USD.

Minh chứng, cơ cấu mặt hàng và thị trường cân đối, hài hoà thể hiện gia tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Đây là mặt hàng đem lại giá trị gia tăng cao, tỷ trọng xuất khẩu cao, trong đó, tỷ trọng này đặt ra là 88%. Nhóm mặt hàng này đang bứt phá đạt chỉ tiêu.

Cơ cấu thị trường trong chiến lược đặt ra vào năm 2025 tỷ trọng xuất khẩu vào châu Âu đạt 16-17%, châu Mỹ 32%. Năm 2024, xuất khẩu vào châu Âu chiếm 15,3%, châu Mỹ 33,9% vừa khớp với mục tiêu đặt ra trong chiến lược.

Ở chiều ngược lại, tỷ trọng về nhập khẩu chiến lược đặt ra 8-9% vào châu Âu, châu Mỹ 10-11%, hiện nay chúng ta đang đạt 6% vào Châu Âu, 7% châu Mỹ.

Trong thời gian qua, khu vực ASEAN, Đông Á, đặc biệt là khu vực Trung Đông nằm trong khu vực nguồn cung nguyên liệu rất quan trọng cho Việt Nam trong phát triển hoạt động sản xuất công nghiệp và cung cấp năng lượng. Nhập khẩu Châu Á chiếm tỷ trọng rất quan trọng. Trong thời gian từ nay đến năm 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh định hướng về cơ cấu…

Phan Trang

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.