Công xưởng khổng lồ của Nike tại Việt Nam: 162 nhà máy thuê gần 500.000 lao động, đóng góp không nhỏ vào 24 tỷ USD xuất khẩu quần áo, giày dép sang Mỹ

11/04/2025 10:56 AM | Sản xuất

98 nhà sản xuất, cung ứng của công ty này đặt nhà máy tại Việt Nam, với tổng 162 nhà máy và hơn 493.000 công nhân.

Công xưởng khổng lồ của Nike tại Việt Nam: 162 nhà máy thuê gần 500.000 lao động, đóng góp không nhỏ vào 24 tỷ USD xuất khẩu quần áo, giày dép sang Mỹ- Ảnh 1.

Theo báo cáo thường niên của Nike cho năm tài khóa 2024 (kết thúc ngày 31/5/2024), Việt Nam là công xưởng lớn nhất của hãng đồ thể thao Mỹ.

Với việc Tổng thống Mỹ áp mức thuế đối ứng 46% cho Việt Nam (đang chờ đàm phán), những công ty đặt công xưởng chủ yếu ở Việt Nam như Nike đối mặt việc tăng giá, suy giảm doanh thu và lợi nhuận.

Về giày dép, trong năm tài khóa 2024, Nike có 96 nhà máy ở 11 quốc gia trên thế giới, được vận hành bởi 15 đơn vị. Trong đó, 4 đơn vị lớn nhất (không được nêu tên) sản xuất tới 57% sản lượng của Nike.

3 "công xưởng" giày dép lớn nhất của Nike là Việt Nam, Indonesia, và Trung Quốc, với sản lượng tương ứng là 50%, 27%, và 18%, chiếm tới 95% tổng lượng giày dép của Nike trong năm tài khóa 2024.

Về quần áo, Nike có 285 nhà máy sản xuất ở 33 quốc gia trong năm tài khóa 2024, được vận hành bởi 68 đơn vị. Trong số này, 5 đơn vị lớn nhất (không được nêu tên) sản xuất tới 51% các sản phẩm quần áo của Nike.

Việt Nam vẫn là "công xưởng" lớn nhất của Nike về quần áo, sản xuất tới 28% sản lượng của Nike. Vị trí thứ hai và thứ ba thuộc về Trung Quốc và Campuchia với các con số lần lượt là 16% và 15% tổng sản lượng của Nike.

Công xưởng khổng lồ của Nike tại Việt Nam: 162 nhà máy thuê gần 500.000 lao động, đóng góp không nhỏ vào 24 tỷ USD xuất khẩu quần áo, giày dép sang Mỹ- Ảnh 2.

Dữ liệu sản xuất của Nike cho thấy, tính đến hết tháng 1/2025, có 98 nhà sản xuất, cung ứng của công ty này đặt nhà máy tại Việt Nam, với tổng 162 nhà máy và hơn 493.000 công nhân. Cơ cấu tập trung vào ba sản phẩm chính: hàng may mặc, trang thiết bị, giày dép.

Mặc dù không có thống kê cụ thể nhưng có thể thấy các nhà máy sản xuất cho Nike đóng góp con số không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 24 tỷ USD hàng dệt may và giầy dép của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2024.

Những nhà sản xuất lớn của Nike ở Việt Nam gồm Huali, Taekwang, Feng Tay, Chang Shin, Pou Chen, Ching Luh, Far Eastern, Paiho, Avery Dennison, Regina Miracle....

Trong số những nhà máy lớn phục vụ cho Nike với quy mô trên 10.000 nhân viên, chỉ có 1 đơn vị của Việt Nam là Việt Tiến (cùng các đơn vị thành viên). Tuy vậy, trên báo cáo của Nike thì nhóm các công ty liên quan đến Việt Tiến lại được mô tả dưới tên 1 tập đoàn dệt may đến từ Malaysia hiện chỉ nắm giữ gần 15% cổ phần của Việt Tiến. Hơn 40% doanh thu của Việt Tiến đến từ đối tác này.

Đa phần các nhà máy của các hàng này nằm ở khu vực phía Nam, như Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, TP HCM, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Trong năm tài khóa 2024, Nike đạt doanh thu 51,36 tỷ USD, trong đó giá vốn bán hàng (cost of sales) là 28,48 tỷ USD, hơn 50%. Chi phí bán hàng và hành chính là 16,58 tỷ USD, bao gồm 4,29 tỷ USD cho tiếp thị và thúc đẩy nhu cầu và chi phí chung (overhead cost) là 12,29 tỷ USD.

Các con số này dẫn tới thu nhập ròng của Nike là 5,7 tỷ USD trong năm tài khóa 2024, tăng 12%.

Theo Trí Đức

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Làm phẳng cấu trúc: Bên trong chiến lược khiến 8.000 nhân viên Microsoft mất việc chỉ trong 5 tháng, nhiều big tech khác cũng đang áp dụng

Xu hướng của các Big Tech hiện nay như Amazon, Google và Microsoft là giảm bớt các vai trò quản lý cấp trung để tập trung nguồn lực cho kỹ sư và các cá nhân đóng góp chính.

Vietnam Airlines triệu tập gấp ĐHĐCĐ, bàn 2 chuyện cực kỳ quan trọng

Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông bất thường ngày 15/5 để trình kế hoạch tăng vốn điều lệ và dự án trị giá gần 93.000 tỷ đồng.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội ngàn năm hay thách thức thế kỷ?

"Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là cơ hội ngàn năm có một, nhưng nếu không sẵn sàng, nó cũng có thể là thách thức thế kỷ đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và nhà thầu trong nước nói riêng" - ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam - cho hay.

Chính thức: VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và sẽ chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).