[Nổi bật] Doanh nghiệp kêu trời vì thanh tra quá nhiều, Vua hàng hiệu Hạnh Nguyễn chờ đợi gì ở Phú Quốc

17/04/2015 18:33 PM |

 Có doanh nghiệp kêu trời vì 1 năm đón... 20 đoàn thanh tra Xem thêm

- Theo báo cáo của PCI, hàng năm vẫn có một bộ phận doanh nghiệp bị phiền hà quá mức. Trong năm 2014, có 4 doanh nghiệp bị thanh tra trên 20 lần, và 1 doanh nghiệp bị thanh tra bởi 40 đơn vị khác nhau.

- Năm 2014, các doanh nghiệp Trung Quốc và Singapore có xu hướng bị thanh tra nhiều hơn doanh nghiệp các quốc gia khác. Doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc bị thanh cao cao bất thường so với các tỉnh, trung bình bị thanh tra 6 lần một năm, cao hơn 60% tỉnh xếp hạng liền kề là Hải Dương.

 Vua hàng hiệu Hạnh Nguyễn chờ đợi gì ở sân bay Phú Quốc? Xem thêm

- Tập đoàn IPP và ông Johnathan Hạnh Nguyễn vốn là tên tuổi không mấy xa lạ trong ngành hàng không với chuỗi các cửa hàng miễn thuế cũng như đồ ăn nhanh tại sân bay như Burger King.

- Những lý do khiến sân bay Phú Quốc lọt vào tầm mắt của ông vua hàng hiệu có thể kể đến như: Việc kinh doanh trung tâm thương mại không đem lại khả quan trong khi thị trường bán lẻ hàng miễn thuế được dự báo sáng sủa, đề án quy hoạch phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế sẽ thu hút khách du lịch thu nhập khá trở lên- đối tượng khách hàng tiềm năng của các cửa hàng miễn thuế.

 Vissan ‘lọt mắt xanh’ ông lớn Hàn Quốc Xem thêm

Vissan là công ty sản xuất chế biến thực phẩm hàng đầu của Việt Nam đã hoạt động được 45 năm. Doanh thu hàng năm của công ty đạt 4,5 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 209,3 triệu USD). Cong ty này được biết đến với sản phẩm phổ biến trên thị trường Việt như xúc xích Vissan.

Trong khi đó, CJ là tập đoàn lớn thứ 5 tại Hàn Quốc và cũng đã có mặt tại Việt Nam thông qua chi nhánh CJ Vina Agri Co thành lập năm 1999, tập trung chủ yếu vào thức ăn chăn nuôi.

Ông Văn Đức Mười – Tổng giám đốc của Vissan trả lời trong một buổi phỏng vấn rằng: “CJ mới đơn phương ngỏ ý về việc sở hữu cổ phần của công ty trong khi đó chúng tôi chưa có bất kỳ ý định bán cổ phiếu nào. Chúng tôi đang tập trung để IPO thành công trong năm nay”.

 CEO Asean Investment Advisors: 5-10 năm tới, mua một cái nhà sẽ đem về lợi nhuận 100% Xem thêm

Đến Việt Nam từ năm 2012, Asean Small Cap Fund (ASCF) được coi như một hiện tượng trên thị trường chứng khoán (TTCK). Trong khi các quỹ đầu tư khác còn đang "vật vã" tìm đường về điểm hòa vốn, ASCF lại đạt được lợi nhuận đáng nể, danh mục cổ phiếu của quỹ này đã tăng gấp 2 gấp 3 giá trị đầu tư ban đầu.

"Chúng tôi tham lam khi mọi người sợ hãi", ông David Roes - đồng sáng lập của ASCF lý giải ngắn gọn cho thành công của quỹ này tại Việt Nam.

Ông David Roes tốt nghiệp trường đại học Cornell Inthaca, New York, hoàn thành chứng chỉ CFA từ năm 1999. Từng làm việc trong lĩnh vực tài chính trong hơn 25 năm, sở hữu vốn kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và tài chính, do đó ông Roes cũng là người rất am hiểu về kinh tế cũng như đầu tư tại Việt Nam.

 Uber cung cấp dịch vụ gọi xe miễn phí cho người say Xem thêm

Theo như giới thiệu của Uber, đây là một loại bốt được đặt tại vỉa hè hoạt động như máy đo nồng độ cồn trong hơi thở. Để kiểm tra độ tỉnh táo, hành khách chỉ cần thổi hơi vào ống dẫn và máy sẽ phân tích nồng độ cồn của bạn.

Nếu nồng độ cồn vượt quá mức cho phép, hệ thống sẽ tự động cung cấp cho bạn một chuyến xe Uber về nhà miễn phí.

 Giáo hoàng Francis chỉ ra 15 căn bệnh của các lãnh đạo Xem thêm

Giáo hội Công giáo hiện nay là một bộ máy quan liêu: một hệ thống phân cấp theo phẩm giá, nhưng lại thiếu vắng những tâm hồn hoàn hảo. Với ý nghĩa đó, nó không khác nhiều so với các tổ chức bên ngoài. Đó là lý do tại sao những lời khuyên của Đức Giáo hoàng thường có liên quan đến các nhà lãnh đạo ở khắp mọi nơi.

Đội ngũ lãnh đạo thường được ví như một cơ thể của con người, nó liên tục được nâng cấp và phát triển trong các mối quan hệ và sự hiểu biết để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, giống như bất kỳ cơ thể nào, nó cũng tiếp xúc với bệnh tật và có thể bị lây nhiễm, đó là những bệnh và những cám dỗ nguy hiểm có thể làm suy yếu hiệu quả của bất kỳ tổ chức nào.

 Bán một chiếc đồng hồ 10.000 USD dùng trong 2 năm, bước đi sai lầm Táo khuyết? Xem thêm

Dòng sản phẩm tiếp theo là Apple Watch có dây đeo là thép không rỉ, khung giá từ 549 USD đến 599 USD, tùy thuộc vào kích thước bề mặt. Và cuối cùng là phiên bản cao cấp Apple Watch Edition có mức giá từ 10,000 USD. Đây sẽ là mức giá cao nhất cho một sản phẩm của Apple từng bán trên thị trường tính đến thời điểm hiện tại, vượt qua mức giá 4000 USD của sản phẩm Mac Pro cao cấp.

Khách hàng thường chỉ sở hữu các sản phẩm của Apple từ 1 tới 2 năm, trước khi nâng cấp lên mẫu mới hơn. Điều này trái ngược với hành vi sở hữu đồng hồ của phần lớn khách hàng. Họ thường nâng cấp đồng hồ sau nhiều năm sử dụng, thậm chí với nhiều người họ muốn giữ chiếc đồng hồ của mình trong nhiều thế hệ. Với một chiếc đồng hồ có cấu tạo điện tử và chạy hệ điều hành, thì sẽ khó lòng đáp ứng được hành vi này, bởi lẽ phụ thuộc chặt chẽ với sự tiến bộ công nghệ.

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM