Nhà tuyển dụng hỏi “Bạn sống ở đâu?”, người EQ thấp trả lời “Tôi sống ở…”, người EQ cao có cách trả lời khôn ngoan, ghi điểm tuyệt đối!
Nếu nhận được câu hỏi này trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn sẽ có cách trả lời như thế nào?
*Dưới đây là bài chia sẻ của một tác giả được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc) nhận được sự chú ý:
Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, mỗi câu hỏi của người phỏng vấn đều có thể chứa đựng ý nghĩa sâu xa. Những ai đã từng trải qua phỏng vấn xin việc đều biết rằng, người phỏng vấn ngoài việc hỏi một số câu hỏi liên quan đến công việc, cũng sẽ hỏi một số câu hỏi về cuộc sống, chẳng hạn như: Bạn đã kết hôn chưa? Bạn đã có con chưa...
Còn có một câu hỏi rất có thể sẽ được hỏi là: "Bạn sống ở đâu?"
Khi nhận được câu hỏi "Bạn sống ở đâu", các cách trả lời khác nhau có thể dẫn đến những kết quả khác nhau.
01.
Khi người phỏng vấn hỏi bạn sống ở đâu, thực ra là muốn kiểm tra hai điểm này.
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu 2 ý định đằng sau câu hỏi "Bạn sống ở đâu" của người phỏng vấn.
Thứ nhất, kiểm tra thời gian di chuyển từ nơi bạn sống đến công ty, liệu có nằm trong phạm vi khoảng cách hợp lý hay không.
Người phỏng vấn lo lắng rằng nơi bạn sống có thể quá xa, khiến bạn phải tốn quá nhiều thời gian di chuyển mỗi ngày, từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi trước và sau khi làm việc, cuối cùng ảnh hưởng đến hiệu suất và sự tập trung trong công việc.
Ngoài ra, thời gian di chuyển dài có thể làm tăng nguy cơ bạn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác và có thể đi muộn hoặc vắng mặt.
Điều này có thể phản ánh trực tiếp tính ổn định trong công việc của bạn và khả năng bạn có thể đến làm việc đúng giờ.
Thứ hai, kiểm tra khả năng thích ứng, khả năng giao tiếp và khả năng quản lý thời gian của bạn, xem bạn có phù hợp để được tuyển dụng hay không.
Thông qua câu hỏi này, người phỏng vấn muốn hiểu khả năng thích ứng của bạn với các khoảng cách di chuyển khác nhau, đánh giá liệu bạn có thể giữ được thái độ làm việc tích cực khi phải đối mặt với thời gian di chuyển dài hay không.
Ngoài ra, người phỏng vấn cũng đang xem xét khả năng linh hoạt, ứng biến và cách sắp xếp thời gian hợp lý của bạn.
Xem cách bạn cân bằng giữa việc di chuyển, cuộc sống và công việc, đây cũng là một trong những mục đích chính của người phỏng vấn.
Hiểu rõ mục đích của người phỏng vấn khi hỏi câu này, chúng ta mới có thể đưa ra câu trả lời làm hài lòng họ.
02.
Trong trường hợp này, người có EQ thấp: “Tôi sống ở…”, người có EQ cao sẽ phản ứng như thế này.
Gần đây, có một sinh viên mới tốt nghiệp chia sẻ về câu chuyện đi phỏng vấn xin việc của mình: “Tôi là sinh viên mới ra trường, các bạn cùng lớp của tôi hầu hết đều đã tìm được việc, còn tôi đã phỏng vấn vài công việc nhưng cuối cùng không nhận được lời mời nào, hiện tại tôi lo lắng đến mức không ngủ được.”
Khi tôi hỏi cô ấy người phỏng vấn hỏi cô ấy những câu gì và cô ấy đã trả lời thế nào. Quả nhiên, khi trả lời câu hỏi “Bạn sống ở đâu”, cô ấy chỉ trả lời: “Tôi sống ở ngoại ô.”
Người phỏng vấn nghe xong liền bảo cô ấy về nhà đợi thông báo, sau đó cô ấy không nhận được lời mời nào.
Khi gặp phải tình huống sống xa này, những người có EQ cao sẽ giải đáp từ những khía cạnh sau:
Thứ nhất là nhấn mạnh sự thuận tiện;
Thứ hai là thể hiện tính ổn định;
Thứ ba là thể hiện thái độ tích cực và cầu tiến.
Lấy ví dụ sinh viên mới tốt nghiệp ở trên, cô ấy có thể trả lời như sau:
Hiện tại tôi sống ở ngoại ô, thời gian di chuyển khoảng 1 tiếng nhưng giao thông ở đó rất thuận tiện. Tôi thích vận động, từ thời đại học tôi đã có thói quen dậy sớm, vì vậy việc sống xa đối với tôi không phải là vấn đề, ra khỏi nhà sớm hơn cũng giúp tôi tránh được tắc đường và các tình huống khác, tôi có thể đảm bảo mỗi ngày đến công ty sớm.
Ngoài ra, vị trí của công ty quý vị phù hợp hơn với chuyên ngành tôi đã học và kỳ vọng của tôi, tôi sẽ cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống mỗi ngày với trạng thái tốt nhất.
Rõ ràng, câu trả lời này tốt hơn nhiều so với việc khô khan nói với người phỏng vấn rằng "Tôi sống ở ngoại ô", ít nhất có thể xóa tan những lo lắng của người phỏng vấn, giúp tăng khả năng nhận được lời mời làm việc.
03.
Trong cuộc phỏng vấn, làm thế nào để thể hiện trí tuệ cảm xúc cao?
Ứng viên muốn nhận được lời mời làm việc, một trong những yếu tố rất quan trọng là để lại ấn tượng tốt với người phỏng vấn trong quá trình phỏng vấn. Một buổi phỏng vấn chất lượng cao yêu cầu ứng viên phải thể hiện được EQ cao của mình.
Vậy, trong quá trình phỏng vấn, làm thế nào để thể hiện EQ cao của mình?
Dưới đây là một số gợi ý thực tế:
Thứ nhất, ngôn ngữ cơ thể tích cực. Bạn nên giữ tư thế ngồi tốt, giao tiếp bằng mắt tập trung và tự tin với người phỏng vấn, nở nụ cười, thể hiện thái độ tích cực và nhiệt tình.
Thứ hai, lắng nghe và hiểu rõ. Bạn cần chú lắng nghe câu hỏi và lời nói của người phỏng vấn, thể hiện sự tôn trọng đối với người phỏng vấn và sự quan tâm đối với cuộc trao đổi. Trước khi trả lời câu hỏi, hãy suy nghĩ kỹ để đảm bảo rằng bạn thực sự hiểu rõ ý định của câu hỏi.
Thứ ba, diễn đạt rõ ràng và có tổ chức. Bạn nên trả lời câu hỏi bằng những câu từ rõ ràng, trôi chảy, tốc độ nói vừa phải, giọng điệu tự nhiên. Chú ý đến tính logic và sự liên kết của từ ngữ, trình bày quan điểm và ý tưởng của mình một cách có tổ chức. Tránh sử dụng ngôn ngữ quá tùy tiện hoặc không phù hợp, thể hiện khả năng giao tiếp tốt.
Thứ tư, thể hiện tinh thần làm việc nhóm. Bạn cần nhấn mạnh khả năng và kinh nghiệm hợp tác với người khác của mình, đề cập đến những thành quả đạt được trong quá trình làm việc nhóm. Để người phỏng vấn cảm nhận được bạn là người có tinh thần đồng đội, có thể hòa hợp với người khác và cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung.
Thứ năm, thể hiện khả năng thích ứng với những thay đổi của hoàn cảnh. Bạn nên thể hiện khả năng linh hoạt, ứng biến của mình khi gặp khó khăn hoặc tình huống không chắc chắn. Không hoảng loạn, không đùn đẩy, suy nghĩ tích cực và đề xuất giải pháp hợp lý, thể hiện khả năng giữ bình tĩnh và giải quyết vấn đề dưới áp lực, để lại ấn tượng đáng tin cậy cho người phỏng vấn.
Tóm lại, đối với mỗi câu hỏi của người phỏng vấn, đừng đơn giản coi đó là một câu hỏi thông thường để trả lời.
Câu trả lời với EQ cao có thể giúp bạn thể hiện lợi thế đặc biệt của mình trong buổi phỏng vấn, tăng cơ hội nhận được lời mời làm việc và làm cho con đường sự nghiệp của bạn trở nên suôn sẻ hơn.
Theo Toutiao