Hiệp hội Vận tải Hà Nội chưa hiểu rõ thế nào là Uber, Grabtaxi
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho là Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng chưa hiểu rõ thế nào là Grabtaxi, Uber nên ông đề nghị các hiệp hội vận tải tìm hiểu thêm.
Sau một thời gian bị những lời đồn thất thiệt về việc trốn thuế, chạy chui, không giấy phép, bất ổn… GrabTaxi đã trả lời dư luận bằng một văn bản chính thức từ Chính phủ cho phép ứng dụng này được hoạt động thí điểm một cách hợp pháp.
"Mở lối tiên phong” trong việc mang công nghệ vào ngành vận tải, GrabTaxi luôn ý thức và nỗ lực trong việc kinh doanh minh bạch, phù hợp với văn hóa và chuẩn mực pháp lý của Việt Nam. Tuy nhiên gần đây Hiệp hội Vận tải Hà Nội lại có đề nghị dừng hoạt động của Uber và Grabtaxi trên toàn quốc .
Trả lời phỏng vấn về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng chưa hiểu rõ thế nào là Grabtaxi, Uber nên ông đề nghị các hiệp hội vận tải tìm hiểu thêm.
- Ông có ý kiến gì về việc Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị dừng hoạt động của Uber và Grabtaxi trên toàn quốc?
Sử dụng công nghệ thông tin, kết nối hành khách với doanh nghiệp vận tải thì vừa qua, Grabtaxi và Uber đã thực hiện. Đây là cách làm sáng tạo, ứng dụng được công nghệ thông tin vào thủ tục hành chính trong vận tải nên Bộ có kiến nghị Chính phủ trước mắt giao cho Công ty Grabtaxi thí điểm tại 5 thành phố lớn: Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng.
Tuần trước, Thủ tướng đã đồng ý, giao cho Bộ triển khai, thời gian thí điểm đến hết 2018 sau đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm có cho phép nhân rộng hay không.
Thủ tướng đã đồng ý, giao cho Bộ triển khai loại hình này, thời gian thí điểm đến hết 2018 sau đó sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm có cho phép nhân rộng hay không.
Chúng tôi tin rằng, việc kết nối dịch vụ vận tải này sẽ trợ giúp các hiệp hội vận tải triển khai hợp đồng vận tải theo chuyến trước đây làm bằng giấy, bằng tay nay thay bằng công nghệ thông tin, điện tử, minh bạch hóa hợp đồng vận tải, minh bạch giá phí, và giúp kiểm soát bất cứ hợp đồng nào, kiểm soát được các vi phạm có thể có mà không ảnh hưởng gì đến hợp đồng kinh doanh theo chuyến hiện nay.
Các công ty có giấy phép hoạt động vận tải theo chuyến vẫn hoạt động bình thường, với sự trợ giúp công nghệ kết nối. Còn nếu công ty nào không có giấy phép vận tải theo chuyến thì sẽ bị xử lý.
Tôi hiểu, cái lo ngại của Hiệp hội Vận tải Hà Nội là lo ngại các đơn vị không có giấy phép vận tải nhưng vẫn tham gia các hoạt động dịch vụ vận tải theo hình thức kết nối như Grabtaxi, xây dựng các hợp đồng mà hoạt động bất hợp pháp.
Cái đó phải quản lý và xử lý nghiêm, chứ không phải có cái tốt lên mà xử lý nó. Chúng tôi phải quản lý để định hướng doanh nghiệp (DN) vận hành theo quy định vận tải dù bằng giấy hay hợp đồng điện tử thì chính sách công bằng như nhau.
- Có vẻ như Hiệp hội Vận tải Hà Nội đã sai lầm khi gộp chung 2 loại hình dịch vụ này với nhau để kiến nghị dừng cả hai, thưa Thứ trưởng?
Grab sử dụng xe đã có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế, hoạt động an toàn với cả người lái, hành khách... và đã công khai còn Uber thực chất là cách thức sử dụng xe nhàn rỗi để tham gia vận chuyển. Lẽ ra, các xe đó (Uber) phải đăng ký vào một DN vận tải, được phép chuyên chở, phải được kiểm tra bất cứ lúc nào và dễ dàng được quản lý trên hệ thống.
Cơ quan quản lý phải dễ dàng xem xe ông vận tải theo công ty nào... Nhưng tôi cho là Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng chưa hiểu rõ thế nào là Grabtaxi thế nào là Uber. Cho nên, tôi cho rằng, các hiệp hội vận tải nên thông qua cơ quan quản lý để tìm hiểu thêm.
- Hiện Bộ Tài chính có ý kiến gì với Bộ GTVT về vấn đề quản lý thuế với GrabTaxi không, thưa ông?
- Theo tôi biết, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế không lo ngại gì cả vì kiểu gì cũng thu được thuế hết. Họ sẽ kiểm tra đầy đủ sau khi các hãng khai báo.