Sinh ra giữa trận động đất, em bé chưa kịp đặt tên ra đi sau 2 ngày: Những ký ức ám ảnh từ lò hỏa táng sau thảm họa tại Myanmar

01/04/2025 18:01 PM | Sống

Bà ngoại của đứa trẻ cho biết mẹ của em vẫn chưa biết con mình đã mất.

Mẹ của em bé - khi đó đang mang thai - bị chấn động mạnh từ trận động đất và ngã xuống khi đang làm việc ngoài đồng lúa, theo bà Khin Myo Swe. Một ngày sau, chị chuyển dạ và sinh con. Đứa trẻ được đưa đến một bệnh viện ở Mandalay (thành phố lớn thứ 2 tại Myanmar) để chăm sóc trong lồng ấp, nhưng đã không qua khỏi vào ngày thứ Hai (31/3).

“Gia đình tôi đang sống trong cảnh khốn khó”, bà Khin Myo Swe bật khóc khi nhìn nhân viên cấp cứu nhẹ nhàng bế thi thể em bé, dừng lại trước tượng Phật có hoa xung quanh, rồi đưa bé đi hỏa táng.

Ba ngày sau trận động đất 7,7 độ richter làm rung chuyển miền trung Myanmar, số người thiệt mạng đã lên tới 2.056 người. Nhiều người khác vẫn còn bị vùi lấp dưới đống đổ nát ở thành phố lớn thứ 2 của đất nước.

Kể từ khi trận động đất xảy ra vào thứ Sáu (28/3), những chiếc xe cứu thương liên tục đưa thi thể các nạn nhân về lò hỏa táng tại khu phố Kyar Ni Kan, vùng ngoại ô Mandalay.

Sinh ra giữa trận động đất, em bé chưa kịp đặt tên ra đi sau 2 ngày: Những ký ức ám ảnh từ lò hỏa táng sau thảm họa tại Myanmar- Ảnh 1.

Một nhân viên đưa thi thể nạn nhân trận động đất đi hỏa táng tại một cơ sở ở vùng ngoại ô Mandalay

Tình cảnh tại lò hoả táng quá tải

Tổng cộng khoảng 300 thi thể đã được đưa đến, riêng Chủ Nhật (30/3) đã hơn 100, buộc họ phải làm việc thêm 6 giờ sau thời gian đóng cửa thông thường.

Một số chiếc xe lao đến trong vội vã, có phần hoảng loạn. Một nhóm đàn ông nói họ đang đưa thi thể một bé gái 16 tuổi, nạn nhân của trận động đất. Gói vải mà họ đặt trước cánh cửa kim loại trượt của lò hỏa táng nhỏ hơn nhiều so với vóc dáng của một thiếu nữ. Một người đàn ông trong nhóm nôn khan khi vội vã quay trở lại xe.

Không ai nói lời nào khi rời khỏi sân lò hỏa táng, họ chỉ muốn mang quần áo của em về nhà, để đưa linh hồn em trở về với gia đình.

Sinh ra giữa trận động đất, em bé chưa kịp đặt tên ra đi sau 2 ngày: Những ký ức ám ảnh từ lò hỏa táng sau thảm họa tại Myanmar- Ảnh 2.

Nhân viên cứu hộ được nhìn thấy ngồi trên xe sau khi đưa thi thể một nạn nhân đi hỏa táng gần Mandalay, Myanmar

Nay Htet Lin, trưởng nhóm cứu hộ gồm 4 người khác, những người đã đưa khoảng 80 thi thể đến đây từ sau trận động đất, chia sẻ: “Ngày đầu tiên sau động đất, chúng tôi đưa người bị thương đến bệnh viện. Ngày thứ hai, chỉ còn lại thi thể để mang đi”.

Ngọn lửa thanh tẩy

Hỏa táng là một nghi thức cốt lõi trong đức tin Phật giáo, với niềm tin rằng ngọn lửa sẽ giải thoát linh hồn khỏi thân xác và mở đường cho một kiếp sống mới. Tuy nhiên, trong một số nền văn hóa châu Á, những người làm công việc liên quan đến người đã khuất thường bị xem là tầng lớp thấp kém, sống bên lề xã hội.

Sinh ra giữa trận động đất, em bé chưa kịp đặt tên ra đi sau 2 ngày: Những ký ức ám ảnh từ lò hỏa táng sau thảm họa tại Myanmar- Ảnh 3.

Một nhân viên làm việc tại lò hỏa táng ở ngoại ô Mandalay, nơi các xe cấp cứu liên tục đưa thi thể nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng ở Myanmar tới

Nhưng Nay Htet Lin nói với AFP rằng đây là một “công việc cao quý”. “Chúng tôi đang làm điều mà người khác không thể. Chúng tôi sẽ có một kiếp sau tốt đẹp”.

Một nhân viên lò hỏa táng với 15 năm kinh nghiệm không hề hối tiếc về sự lựa chọn công việc của mình, dù mỗi ngày đều chứng kiến nỗi đau nối tiếp nhau. “Mọi người đến đây mang theo nỗi buồn, mang theo sự đau khổ của họ”, người đàn ông 43 tuổi chia sẻ, yêu cầu giấu tên.

“Họ đến đây mang theo đau thương, còn tôi ở đây để tiễn họ đi một cách trọn vẹn nhất”.

Phần lớn nỗ lực của các đội cứu hộ tập trung ở khu vực thành phố Mandalay, nơi các khu chung cư đã bị san phẳng, một quần thể tôn giáo Phật giáo bị phá hủy hoàn toàn, và các khách sạn đổ sập, biến thành đống đổ nát.

Tại một số hiện trường thảm họa, mùi tử thi phân hủy hiện rõ trong không khí.

Sinh ra giữa trận động đất, em bé chưa kịp đặt tên ra đi sau 2 ngày: Những ký ức ám ảnh từ lò hỏa táng sau thảm họa tại Myanmar- Ảnh 4.

Người dân chạy xe máy ngang qua những tòa nhà bị hư hại ở Mandalay, Myanmar

Đứa cháu nhỏ xấu số của bà Khin Myo Swe là thi thể thứ 39 được đưa tới lò hỏa táng trong ngày thứ Hai. Bà cho biết mẹ của đứa bé vẫn chưa biết con mình đã mất.

“Tôi buộc phải nói dối con gái, bảo rằng tôi để em bé lại bệnh viện,” bà Khin Myo Swe, 49 tuổi, nghẹn ngào.

“Nếu nói ra sự thật lúc này, tôi sợ con bé không chịu nổi cú sốc. Tôi sẽ mang đồ ăn lên chùa, cúng dường để cầu mong linh hồn đứa nhỏ được an yên”.

Nguồn: AFP

Theo Phong Lam

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.