Ngủ 6 tiếng mỗi đêm suốt 10 ngày, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khủng khiếp: Đừng coi thường giấc ngủ!
Với mỗi đêm ngủ 6 tiếng, sau 10 ngày, bạn sẽ bị suy giảm nhận thức bằng mức với một người thức trắng, và nếu giấc ngủ của bạn chỉ kéo dài 4 giờ, thì điều đó sẽ xảy ra chỉ sau 5-7 ngày. Vậy làm thế ...
Theo Inc, các nghiên cứu đều chỉ ra những điều mà ai cũng biết nhưng dường như chúng ta đều lờ nó đi, đó chính là vấn đề về giấc ngủ và các nguy cơ có thể xảy ra khi bạn thiếu ngủ.
Thời gian biểu của bạn có ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ không? Bạn đã bao giờ nghĩ rằng sự thiếu ngủ (ngay cả khi bạn vẫn có thể hoạt động thể chất tốt) đang ảnh hưởng đến trước hết là hiệu suất làm việc và sau đó là sức khỏe lâu dài của bạn không? Câu trả lời là có! Đó chính là điều mà khoa học đã chứng minh.
Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có thể đối mặt với một loạt các nguy cơ sức khỏe, bao gồm béo phì, bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao…
Thậm chí nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự thèm ăn và ham muốn tình dục của bạn. Bên cạnh đó, điều này còn ngay lập tức khiến hiệu suất làm việc, khả năng giải quyết vấn đề và trí tuệ cảm xúc của bạn bị giảm đáng kể so với những người ngủ đủ giấc.
Trao đổi với Tiến sĩ Mathias Basner, phó giáo sư khoa tâm thần học tại Đại học Y khoa Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, bên cạnh các vấn đề liên quan đến giấc ngủ và tác động của tiếng ồn tới sức khoẻ con người, ông còn cho biết thêm: Với mỗi đêm ngủ 6 tiếng, sau 10 ngày, bạn sẽ bị suy giảm nhận thức bằng mức với một người thức trắng và nếu giấc ngủ của bạn chỉ kéo dài 4 giờ, thì điều đó sẽ xảy ra chỉ sau 5-7 ngày.
Bộ não thực hiện các chức năng quan trọng trong giấc ngủ, bao gồm xử lý cảm xúc và xử lý thông tin. Basner chia sẻ rằng một trong những giả thuyết "nóng" nhất hiện nay là giấc ngủ quyết định "độ dẻo" của não, tức khả năng não của bạn có thể sửa đổi hay nói cách khác: tự điều chỉnh các liên kết dẫn truyền thần kinh của nó.
Nếu độ dẻo của não bị suy giảm, khả năng tập trung, trí nhớ cũng giảm theo và gia tăng sự bất ổn về mặt cảm xúc.
Vậy bạn có thể làm gì để nâng cao hiệu suất công việc và đảm bảo sức khỏe lâu dài?
Tai nghe chống ồn
Khi phải thụ động tiếp nhận các tiếng ồn không mong muốn như tiếng còi giao thông, tiếng chó sủa, em bé khóc... bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Lúc đó, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone gây căng thẳng (epinephrine, norepinephrine và cortisol). Chính các hormone này là thủ phạm gây ra cả tấn rắc rối và vấn đề cho sức khoẻ của bạn.
Đây mới là phần đáng sợ. Ngay cả một người đã sống ở thành phố đông đúc như New York trong hơn một thập kỷ, và có thể nói, người đó đã mẫn cảm với các tiếng ồn giao thông thì cơ thể vẫn tiết ra các hoocmon gây căng thẳng kể trên. Bạn thấy đấy, việc đã quen với môi trường ồn ào không có nghĩa là nó không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.
Giấc ngủ không bị gián đoạn và môi trường yên tĩnh là hai yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe và hiệu suất làm việc của mỗi người.
Hãy ngủ hơn 7 giờ mỗi đêm
Thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ đã từ lâu gây tranh cãi trong khoa học, nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, trung bình, một người lớn cần ngủ 7 giờ mỗi đêm, và đó phải là những giấc ngủ "chất lượng".
Tiếng ồn có thể làm phiền, khiến giảm chất lượng giấc ngủ trong khi bạn không hề hay biết, và hậu quả của việc này không thể bị ngó lơ.
Nếu bạn có cuộc sống thường ngày như hầu hết những người khác, làm việc nhiều giờ, đã quen với việc ngủ 5-6 giờ mỗi đêm thì bạn nên biết rằng: ngay cả khi cơ thể bạn làm quen với điều đó, nó vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hiệu suất của bạn.
Đừng thờ ơ trước những cơn đau nhức đang tăng dần lên. Bạn có thể nghĩ rằng mọi thứ vẫn đang trong tầm kiểm soát, nhưng sớm muộn gì, nó cũng sẽ trở thành một vấn đề lớn.
Hãy thử "nappucinos" (1 ly cappuccino và 1 giấc ngủ ngắn) nếu bạn không thể ngủ đủ 7 giờ mỗi đêm
Các đồng nghiệp của Basner là Mollicon và Dinges nhận thấy rằng với cách này, bạn không cần ngủ 7 giờ để giữ sức khỏe và duy trì hiệu suất cao nhất. Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày có thể bù cho khoảng thời gian bị thiếu vào ban đêm.
Tuy nhiên bạn có thể gặp trở ngại với quá trình thư giãn và khởi động lại cơ thể sau mỗi cơn ngủ.
Để giải quyết vấn đề này, hãy sử dụng chút uống đồ có chứa caffein trước khi ngủ trưa. Basner gọi "công thức" này là "nappuccino". Caffein sẽ giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình "lên dây cót", giúp bạn thức dậy tràn đầy năng lượng.
Thiếu ngủ, dù là cấp tính hay mãn tính, đều gây ảnh hưởng xấu đến hiệu suất, khả năng tư duy, xử lý cảm xúc và giải quyết vấn đề, đặc biệt là ảnh hưởng về lâu dài đối với sức khỏe của bạn. Vì vậy, hãy rèn cho mình thói quen ngủ lành mạnh ngay từ hôm nay!