Khoản đầu tư lỗ 10 tỷ USD của Warren Buffett bất ngờ hồi sinh: Canh bạc suốt 10 năm của ‘cụ ông 94 tuổi’ bắt đầu đem về quả ngọt

01/04/2025 15:08 PM | Quốc tế

Chỉ 4 năm trước, một thương vụ mua lại và sáp nhập lớn của Berkshire Hathaway bị gọi là "sai lầm lớn" của Warren Buffett khi mất giá đến 10 tỷ USD. Thế nhưng hiện nay dự án này lại đang hồi sinh ngoạn mục.

Năm 2016, Berkshire Hathaway đã mua lại nhà sản xuất phụ tùng hàng không Precision Castparts, chuyên cung ứng cho hãng sản xuất máy bay Boeing, với giá trị 37 tỷ USD.

Thế nhưng vào năm 2021, thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) này đã bị coi là một sai lầm lớn của Warren Buffett khi lỗ đến 10 tỷ USD giá trị.

Xin được nhắc rằng Precision Castparts vẫn là một trong những vụ thâu tóm lớn nhất mà Buffett từng thực hiện, chỉ đứng sau vụ thâu tóm tuyến đường sắt Burlington Northern Santa Fe.

"Precision Castparts không phải là sai lầm đầu tiên của tôi, nhưng đó là một lỗi lớn", Buffett thừa nhận rằng ông đã "trả quá nhiều tiền cho công ty này".

Bất ngờ thay mới đây, tổng giá trị của Precision Castparts lại phục hồi lên 34 tỷ USD, đưa khoản đầu tư của Buffett gần đến điểm hòa vốn.

Lội ngược dòng

Do ảnh hưởng từ đại dịch đến ngành hàng không nên doanh số bán hàng của Castparts đã giảm mạnh 29% năm 2020 xuống còn 7,3 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2012. Lợi nhuận của hãng cũng giảm 2/3 khiến tổng giá trị ước tính của hãng bốc hơi 10 tỷ USD.

Trên thực tế, những khó khăn tại Precision Castparts là không thể tránh khỏi trong bối cảnh toàn ngành hàng không vũ trụ phải vật lộn với đại dịch Covid-19, khi nhu cầu máy bay giảm mạnh gần như chỉ sau 1 đêm.

Khoản đầu tư lỗ 10 tỷ USD của Warren Buffett bất ngờ hồi sinh: Canh bạc suốt 10 năm của ‘cụ ông 94 tuổi’ bắt đầu đem về quả ngọt- Ảnh 1.

Warren Buffett và CEO Mark Donegan của Precision Castparts

Thậm chí khi vaccine được sử dụng và các lệnh giãn cách bị hủy bỏ thì Castparts cũng phải đối mặt với vụ việc Boeing, khách hàng lớn nhất của mình lâm vào bê bối tai nạn hàng không khiến dừng sản xuất cũng như trì hoãn các dòng 737 Max, 787 Dreamliner.

Precision Castparts chuyên sản xuất các sản phẩm rèn và đúc cho động cơ phản lực nên hãng cũng trở thành nạn nhân chính trong chuỗi cung ứng của Boeing sau khi công ty này cắt giảm lực lượng lao động.

May mắn thay, mọi chuyện dần đi trở lại quỹ đạo.

Tờ Financial Times (FT) cho hay ngành hàng không vũ trụ đã hồi phục hậu đại dịch trong khi Boeing, một khách hàng lớn của Castparts bắt đầu tăng tốc sản xuất trở lại.

Báo cáo thường niên năm 2024 của Berkshire cho thấy doanh thu tại Precision Castparts cuối cùng đã vượt qua mức đỉnh năm 2019, tăng 12% vào năm ngoái lên 10,4 tỷ USD. Lợi nhuận trước thuế cũng tiếp tục phục hồi, tăng 24% lên khoảng 1,9 tỷ USD.

Công ty kiểm toán Deloitte & Touche của Berkshire đã xóa bỏ một vấn đề kiểm toán quan trọng liên quan đến Precision Castparts vốn đã tồn tại lâu dài trong các báo cáo tài chính, qua đó cho thấy giá trị khoản đầu tư từng bị coi là "sai lầm lớn" của Buffett đang hồi sinh.

Vào năm 2022, Berkshire tiết lộ rằng họ đã định giá Castparts chỉ cao hơn 4% so với giá trị sổ sách thì đến năm 2024, con số này là gần 20% khi triển vọng của doanh nghiệp được cải thiện.

*Nguồn: FT

Băng Băng

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.