Khai thác quỹ đất hơn 8.700ha ven Vành đai 4 - Vùng Thủ đô để đấu giá, đấu thầu, chuyển nhượng... dự kiến thu về 140.000 tỷ đồng

04/04/2025 19:24 PM | Bất động sản

Đây là một nội dung đáng chú ý được đề cập tới tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết thông qua Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ diễn ra chiều ngày 3/4.

Báo cáo tóm tắt Tờ trình và dự thảo Đề án cho thấy, Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là một trong những dự án trọng điểm Quốc gia được triển khai trên địa bàn TP. Hà Nội và một số địa phương lân cận. Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 112,8 km, gồm 58,2 km qua địa phận Hà Nội, còn lại là 9,7 km tuyến nối với cao tốc Hà Nội - Hạ Long và phần đi qua các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh.

Quỹ đất phụ cận tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có diện tích khoảng 18.450ha với 40 khu đất, trong đó diện tích có thể khai thác khoảng 8.725,5ha. Hình thức khai thác bao gồm: Đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất; thực hiện hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để đề xuất dự án đầu tư...

Trên cơ sở kết quả rà soát quỹ đất, dự kiến nguồn thu giai đoạn 2024-2030 khoảng 140.000 tỷ đồng (đã khấu trừ kinh phí giải phóng mặt bằng).

Cũng tại hội nghị, nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, việc triển khai thực hiện Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là hết sức cần thiết và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tối đa lợi thế, giá trị quỹ đất phụ cận tuyến đường.

Đây còn là cơ sở để lập dự án thu hút đầu tư, góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất, đồng thời ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả tại các địa phương; tạo nguồn vốn đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của thành phố.

Cùng với đó là những góp ý rằng, Đề án cần xác định rõ phạm vi quỹ đất, đổi mới phương thức đấu giá, thu hút kinh tế tư nhân và có cơ chế hỗ trợ người dân về đền bù, tái định cư. Việc khai thác đất phải đảm bảo minh bạch, đúng quy định pháp luật, đồng thời quy hoạch thêm không gian công cộng và hệ thống giao thông kết nối để tránh áp lực lên hạ tầng hiện có.

Từ đánh giá tác động của Đề án, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP. Hà Nội đánh giá cao ý kiến đóng góp và yêu cầu hoàn thiện Đề án với cơ sở pháp lý rõ ràng, xác định vùng phụ cận cụ thể, đảm bảo khai thác đất hiệu quả và chống lãng phí. Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai, công khai thông tin để đảm bảo sự minh bạch và giám sát hiệu quả.


Theo Nhật Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.