Dân văn phòng hỏi Grok: "Nghề nào có thể làm đến già?" - Đọc xong mà rùng mình vì thực tế quá phũ

04/04/2025 10:20 AM | Sống

Liệu bạn có đang theo đuổi một trong những nghề "trụ lâu" đó hay không?

Trước sự thay đổi chóng mặt của thị trường lao động, mới đây, một dân văn phòng hơn 30 tuổi đã đặt câu hỏi lên Grok: "Bây giờ, công nghệ phát triển nhanh quá, nhiều ngành bị đào thải. Có nghề nào có thể làm đến già mà không sợ bị thay thế không?".

Grok đã phân tích dựa trên dữ liệu thị trường và đưa ra một câu trả lời khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về sự nghiệp của mình: Có, nhưng rất ít!

"Có những ngành có thể làm đến già, nhưng số lượng không nhiều và không phải ai cũng đủ khả năng để theo đuổi. Những nghề này thường có một điểm chung: Giá trị do con người tạo ra không thể dễ dàng bị thay thế bởi AI hay máy móc", Grok viết.

Grok đã liệt kê một số nghề mà bạn có thể theo đuổi cả đời mà không lo thất nghiệp:

1. Bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế - Dù AI có phát triển đến đâu, nhu cầu chăm sóc sức khỏe vẫn luôn tồn tại. Bác sĩ, y tá không chỉ cần kiến thức mà còn cần kỹ năng thực hành và sự đồng cảm – điều mà máy móc khó có thể thay thế hoàn toàn.

2. Giáo viên, chuyên gia đào tạo - Dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là dẫn dắt và truyền cảm hứng. Các giáo viên giỏi, có khả năng sáng tạo và kết nối với học sinh sẽ luôn có chỗ đứng.

3. Luật sư, cố vấn pháp lý - Công việc pháp lý đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phân tích tình huống và tư duy phản biện, điều mà AI chưa thể làm tốt hơn con người.

4. Thợ thủ công, nghệ nhân - Những công việc liên quan đến nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ, làm đồ handmade vẫn có giá trị cao, đặc biệt trong thị trường cao cấp.

5. Nhà báo, nhà văn, chuyên gia sáng tạo nội dung - AI có thể viết bài, nhưng để tạo ra những tác phẩm thực sự chạm đến cảm xúc con người vẫn cần những bộ óc sáng tạo.

Dân văn phòng hỏi Grok: "Nghề nào có thể làm đến già?" - Đọc xong mà rùng mình vì thực tế quá phũ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mặc dù có những nghề có thể làm đến già, Grok cũng nhấn mạnh rằng:

"Không có nghề nào là bất tử. Nếu bạn không liên tục cập nhật kỹ năng, học hỏi cái mới, thì dù làm nghề nào đi nữa, bạn cũng có nguy cơ bị thay thế".

Thực tế, ngay cả những ngành tưởng chừng như vững chắc cũng đang thay đổi mạnh mẽ. Y học có AI hỗ trợ chẩn đoán, giáo viên có thể bị thay thế bởi các nền tảng học tập trực tuyến, luật sư có thể phải cạnh tranh với các phần mềm tư vấn pháp lý tự động…

Sau khi đọc câu trả lời của Grok, anh nhân viên văn phòng nhận ra rằng thay vì tìm một nghề "có thể làm đến già", quan trọng hơn là biết cách học hỏi, nâng cấp bản thân để không bị đào thải.

Vậy còn bạn, bạn đã sẵn sàng để thích nghi chưa?

Theo Thiên An

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.