Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất

04/04/2025 12:31 PM | Chứng khoán

MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng.

Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất- Ảnh 1.

Ngày 2/4, Tổng thống Trump đã công bố mức thuế đối ứng đối với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu mức thuế nhập khẩu cao nhất, lên đến 46%.

Báo cáo mới đây của Chứng khoán MBS cho biết, mức thuế đối ứng cao sẽ tác động tiêu cực lên 3 khía cạnh kinh tế chính. Thứ nhất, thuế suất đối ứng cao làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ chốt của Việt Nam vào thị trường Mỹ như máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, điện thoại, may mặc da giày,… trong khi các đối thủ cạnh tranh trực tiếp có mức thuế thấp hơn đáng kể như Trung Quốc (34%), Ấn Độ (26%); Thái Lan (37%),…

Thứ hai, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng là nước chịu mức thuế đối ứng cao nhất, điều sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI sản xuất đang dịch chuyển vào Việt Nam theo chiến lược Trung Quốc +1.

Thứ ba, tỷ giá sẽ chịu thêm sức ép do Việt Nam cần phải tăng cường nhập khẩu từ Mỹ nhằm thu hẹp thặng dư Thương mại với nước này.

Đánh giá tác động của việc tăng thuế đối với 15 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đội ngũ phân tích MBS nhận định tác động đến các ngành nghề sản xuất sẽ khác nhau phụ thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong tổng giá trị xuất khẩu cũng như các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong cùng phân khúc. Bên cạnh đó, một số mặt hàng còn có hiệu lực về mức thuế cam kết được áp dụng theo Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001.

Vì vậy, MBS cho rằng các nhóm ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, BĐS KCN, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất. Các nhóm ngành cao su, giấy, dây cáp điện,… chịu tác động trung bình do tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ thấp. Trong khi đó nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng.

Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất- Ảnh 2.

Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất- Ảnh 3.

Công ty chứng khoán đánh giá toàn diện tác động của “cú sốc” thuế đối ứng 46% tới từng nhóm ngành sản xuất- Ảnh 4.

Tại nhóm máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện , các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này chủ yếu là các doanh nghiệp FDI từ Mỹ như Intel, HP, Dell, Amkor. Đứng trước nguy cơ bị áp thuế đối ứng cao, MBS chỉ ra rằng các DN này có thể chủ động dịch chuyển một phần sản xuất trong khâu hoàn thiện đóng gói sản phẩm sang các quốc gia bị đánh thuế đối ứng thấp hơn như Ấn Độ, Indonesia... Điều này tác động tiêu cực đến các DN BĐS Khu công nghiệp và vận tải logistics.

Tương tự, nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ với các doanh nghiệp chủ yếu trong nhóm như Rockwell Automation, First Solar cũng là các doanh nghiệp FDI từ Mỹ, ngoài ra còn 1 số doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, Hongkong. Do đó, sẽ tác động tiêu cực đến các DN BĐS Khu công nghiệp và vận tải logistics.

Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may cũng gặp bất lợi so với các quốc gia cạnh tranh khác như Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka... với các mức thuế đối ứng thấp hơn. Các doanh nghiệp dệt may VN có tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ lớn sẽ chịu ảnh hưởng như MSH (70%), TNG (50%), TCM (25%), STK (10%).

Đối với gỗ và sản phẩm gỗ , nếu bị áp thuế đối ứng lên tới 46%, khiến giá các sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ mất đi tính cạnh tranh do giá thành tăng cao, ngang bằng với đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong khu vực là Trung Quốc. Trong khi các quốc gia như Canada (hiện chiếm 46,4% kim ngạch nhập khẩu gỗ của Mỹ), hay các nước trong khu vực như Indonesia (chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu gỗ của Mỹ), Malaysia (0,1% kim ngạch nhập khẩu gỗ của Mỹ) có cơ hội để gia tăng thị phần nhờ những lợi thế về giá khi chỉ bị áp thuế ở mức 10-25%.

Ngoài ra, nhóm giày dép hay thủy sản cũng sẽ chịu áp lực. Hiện không có DN niêm yết liên quan đến sản xuất da giày, song các DN phát triển BĐS KCN và logistics đường biển sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Mặt khác, MBS đánh giá các sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực đang có mức ưu đãi về thuế xuất khẩu sang Mỹ như tôm và cá tra, do vậy, việc áp thuế đối ứng ảnh hưởng khá tiêu cực đến các doanh nghiệp trong ngành thủy sản.

Cụ thể, về ngách tôm tại Mỹ, sản phẩm tôm Việt Nam đang phải cạnh tranh cao với Tôm tại Ecuador và Ấn Độ (thuế áp dụng cho VN trước thuế đối ứng tốt hơn 1-6d% so với cả Ấn Độ và Ecuador - 2 quốc gia mạnh về quy mô và chi phí sản xuất), bên cạnh đó có cả Indonesia. Về ngách cá tra tại Mỹ, tổng giá trị xuất khẩu sang Mỹ của VN đạt 345 triệu USD, chiếm 17% tổng lượng cá tra xuất khẩu năm 2024, ở Mỹ, Việt Nam là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 2 (sau Trung Quốc), bên cạnh đấy có Indonesia đang dần tăng tỷ trọng xuất khẩu cá tra sang Mỹ.

Theo Ngọc Ly

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.