Trung Quốc: Đến Nhật Bản phải mua bao cao su Okamoto!
Ít có thể tưởng tượng nổi công ty này đang là cái tên hot nhất đối với các nhà đầu tư khắp châu Á trong 8 tuần trở lại đây. Okamoto đang là cái tên thống trị tại thị trường Nhật Bản với giá trị thương hiệu tăng hơn 120% , một số các hãng khác cũng thu được lợi nhờ dòng chữ “Made in Japan” trên sản phẩm.
Okamoto – công ty có trụ sở chính tại một tòa nhà xám xịt, nhếch nhác nằm trên một con phố nhỏ hẹp tồi tàn ở Tokyo với tấm poster cũ rích không biết có từ bao giờ, lại được định giá lên đến 1 tỷ đô chỉ với ngành kinh doanh bao cao su tại Nhật Bản.
Ít có thể tưởng tượng nổi công ty này đang là cái tên hot nhất đối với các nhà đầu tư khắp châu Á trong 8 tuần trở lại đây. Okamoto Nhật Bản hiện có giá trị thương hiệu tăng hơn 120%, một số các hãng khác cũng thu được lợi nhờ dòng chữ “Made in Japan” trên sản phẩm.
“Điều này hoàn toàn không thể đoán trước được, điều tốt nhất chúng tôi có thể làm là chờ đợi mọi thứ ổn định trở lại” - ông Yoshiuki Okamoto, chủ tịch của công ty này cho biết.
Thực tế, giá cổ phiếu của Okamoto tăng đột biến là nhờ lượng lớn du khách Trung Quốc đến Nhật Bản, ước chừng 2,8 triệu người.
Những người này cho rằng mua bao cao su tại thị trường sản xuất nội địa sẽ rẻ hơn nhiều. Đặc biệt với các nhãn hiệu nước ngoài, Okamoto là thương hiệu nổi tiếng nhất đồng thời bị làm nhái nhiều nhất. Vì vậy, mua bao cao su tại các cửa hàng ở Nhật Bản khiến khách du lịch Trung Quốc an tâm hơn nhiều.
“Mua sắm ồ ạt” nên là cụm từ dành để mô tả hành động của du khách Trung Quốc khi tới Nhật Bản, họ thậm chí còn mua buôn với số lượng lớn, biến bao cao su Okamoto trở thành hàng hóa được yêu thích bậc nhất tại Nhật.
Thời điểm trước tháng 7, cổ phiếu của Okamoto vẫn còn lặn ngụp giữa hàng trăm mã cổ phiếu khác do sự biến động của thị trường chứng khoán. Hoàn cảnh của các công ty kinh doanh bao cao su còn ở tình thế nguy hiểm hơn khi dân số Nhật đang già nhất thế giới nên nhu cầu về dịch vụ này không cao như trước. Tuy nhiên tình hình hiện tại đã thay đổi hoàn toàn.
Suốt một thập kỷ qua, Okamoto không chỉ phải cạnh tranh với các thương hiệu trong nước mà còn các đối thủ đến từ nước ngoài. Chiến lược của hãng là nghiên cứu để sản phẩm ngày càng mỏng hơn (đình đám nhất là Okamoto 0.03), vì yêu cầu của khách hàng ngày càng cao. Hơn nữa với lượng nhập bao cao su tại các hiệu thuốc giảm trung bình 5% trong những năm gần đây khiến các hãng muốn đầu tư hơn cho chất lượng sản phẩm của mình.
“Marketing tại Nhật Bản thường khó khăn hơn các thị trường khác, người dân gần như không chấp nhận hình ảnh quảng bá gợi cảm một chút, dù đây là mặt hàng bao cao su. Đó là lý do mà chúng tôi chuyển hướng sang marketing trên mạng xã hội đồng thời xúc tiến phương thức bán hàng online nhiều hơn. Điều này có thể tạo nên sự đột phá khi các khách hàng không cảm thấy xấu hổ khi mua bao cao su qua mạng, thị phần và doanh thu cũng vì thế cũng được cải thiện” – Ông Okamoto chia sẻ.
Cho đến nay ông vẫn chưa tin rằng sự đổ bộ của người Trung Quốc có thể khiến sản phẩm của ông nằm trong danh sách hàng hóa được ưa chuộng.
Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó, điều đang khiến Okamoto đau đầu chính là thị trường hàng nhái quá phát triển tại Trung Quốc.
Bản thân nhãn hàng Okamoto suốt 10 năm qua đã bị rơi vào cuộc chiến pháp lý với một công ty tại Trung Quốc cũng đăng kí với cái tên này. Cuộc tranh cãi không đến hồi kết khi hai bên đều khẳng định sản phẩm của mình tốt hơn, thậm chí bên phía Trung Quốc còn đòi hỏi bồi thường từ Okamoto chính gốc.
“Tôi nghĩ họ muốn PR tên tuổi của mình thông qua sự vụ này bởi số tiền họ muốn được bồi thường là 1 nhân dân tệ, thật nực cười” – ông Okamoto cho hay.
Sắp tới, hãng bao cao su này sẽ chuyển nhà máy sản xuất chính sang Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng lên tại thị trường này. Tuy nhiên điều làm ông Okamoto lo lắng nhất là với dòng chữ “Made in China”, liệu sản phẩm còn tiếp tục được đón nhận như trước. “Tôi không thể che giấu sự lo ngại của mình và cũng không thể chắc chắn tình hình du khách Trung Quốc tràn sang Nhật bản để mua bao cao su chính gốc khi nào mới chấm dứt.”