Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng chỉ có 7 kiểu người có thể "kích hoạt ung thư", khả năng mắc bệnh cao hơn hẳn người khác

18/05/2021 15:23 PM | Sống

Mỗi chúng ta, ai cũng có 22% nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng một số người dưới đây có nhiều khả năng hình thành bệnh hơn những người khác.

Ai cũng có "tế bào ung thư" trong cơ thể

Theo thống kê của “Nghiên cứu và phân tích dịch tễ học khối u Trung Quốc năm 2014”, nếu tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 74 tuổi, thì mỗi chúng ta có 22% nguy cơ mắc bệnh ung thư trong đời.

Mỗi chúng ta có khoảng 60 nghìn tỷ tế bào trong cơ thể con người. Mỗi phút trôi qua, có 100 triệu tế bào được sinh ra và chết đi. Quá trình tế bào nhân đôi, phân chia có thể bị sai lệch dẫn đến các tế bào bị đột biến - đó chính là tế bào ung thư.

 Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng chỉ có 7 kiểu người có thể kích hoạt ung thư, khả năng mắc bệnh cao hơn hẳn người khác  - Ảnh 1.

Quá trình tế bào nhân đôi và phân chia có thể bị sai lệch, dẫn đến các tế bào bị đột biến...

Mặc dù ung thư là kết quả của đột biến tế bào trong cơ thể con người, nhưng không phải cơ thể ai tế bào cũng sẽ phát triển thành ung thư, một đột biến đơn lẻ không đủ để biến một tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

Một bài phỏng vấn của bác sĩ Ji Xiaolon (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nanomedicine thuộc Bệnh viện Cảnh sát Vũ Trang Trung Quốc) đã chỉ ra rằng một tế bào bình thường cần ít nhất 3 đến 7 đột biến để biến đổi thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, cơ thể có hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể tiêu diệt tế bào ung thư ngay khi chúng xuất hiện, chỉ khi chức năng miễn dịch suy yếu thì ung thư mới có thể hình thành.

Mỗi chúng ta, ai cũng có 22% nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng một số người dưới đây có nhiều khả năng hình thành bệnh hơn những người khác.

7 nhóm người có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao

1. Những người có gen di truyền

5-10% bệnh ung thư gia đình đều do gen. Nếu trong gia đình có nhiều người mắc cùng một loại ung thư thì bạn cũng có thể mang một số gen liên quan đến loại ung thư đó và có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. Những người có thói quen xấu

Nhiều thói quen xấu là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư, ví dụ như hút thuốc và uống rượu có thể gây ung thư phổi, sau đó là ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư gan... Thức khuya làm tăng nguy cơ ung thư vú.

3. Những người ăn uống không đúng cách

Thói quen ăn uống kém khoa học có thể gây nên rất nhiều loại ung thư.

Năm 2016, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại đồ uống hoặc thức ăn nóng trên 65 độ C vào danh sách các thực phẩm gây ung thư nhóm 2A. Một bài báo đăng trên Tạp chí Ung thư Quốc tế đã chỉ ra rằng nhiệt độ cao trên mức nhiệt này của thực phẩm sẽ làm tổn thương thực quản, từ đó dẫn đến viêm nhiễm, tổn thương DNA, kích thích sản sinh chất gây ung thư và làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Bên cạnh đó, có không ít nghiên cứu khẳng định đồ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Đồ nướng, đồ chiên rán gây ung thư ruột.

4. Những người thường xuyên tức giận

Nghiên cứu của bác sĩ Wang Jiandong, Trưởng khoa Phẫu thuật tổng quát tại Bệnh viện Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc cho thấy: Những phụ nữ có cuộc sống buồn bã, thường xuyên cáu giận, bực bội, tiêu cực, tâm lý không lành mạnh có nguy cơ mắc ung thư vú hơn, điều này chủ yếu xuất phát do việc tâm lý xấu ảnh hưởng đến nội tiết tố.

5. Những người thường xuyên uống rượu

Bác sĩ Wang Bingyuan, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện trực thuộc đầu tiên của Đại học Y Trung Quốc cho rằng: Rượu có chứa etanol, khi vào cơ thể etanol sẽ chuyển hóa thành axetaldehyt. Chất này tích tụ trong cơ thể con người theo thời gian gây tổn thương cho gan, kích thích ung thư phát triển.

6. Những người quan hệ tình dục sớm

Thời điểm bắt đầu cuộc sống tình dục là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị ung thư cổ tử cung. Theo bác sĩ Hào Quân, Trưởng khoa Ung thư phụ khoa, Bệnh viện Ung thư thuộc Đại học Y khoa Thiên Tân (Trung Quốc) cho hay: Nếu quan hệ trước năm 17 tuổi, nguy cơ ung thư ở phụ nữ sẽ lên 5-12 lần, lý do là bởi lúc này cơ thể chưa thực sự phát triển, tử cung chưa thích ứng được, dễ sinh ung thư...

 Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng chỉ có 7 kiểu người có thể kích hoạt ung thư, khả năng mắc bệnh cao hơn hẳn người khác  - Ảnh 2.

7. Vòng eo quá lớn

Vòng eo của nam giới không được vượt quá 85cm.Vòng eo của phụ nữ không được vượt quá 80cm. Một nghiên cứu của Anh cho thấy vòng eo quá lớn có liên quan đến 17 loại ung thư như ung thư tuyến giáp, ung thư túi mật, ung thư tử cung...

Làm sao để chúng ta có thể phòng tránh ung thư?

1. Hãy ghi nhớ "5, 7, 9" trong chế độ ăn uống

Trẻ em dưới 12 tuổi, ăn 5 phần trái cây và rau mỗi ngày.

Phụ nữ trên 12 tuổi, ăn 7 phần trái cây và rau mỗi ngày.

Nam giới trên 12 tuổi, ăn 9 phần trái cây và rau mỗi ngày.

2. Bài tập "1, 3, 5"

Nên tập thể dục 1 lần/ngày.

Hơn 30 phút tập thể dục liên tục mỗi lần.

Nếu bạn không thể tập thể dục mỗi ngày, thì nên tập thể dục 5 lần một tuần.

 Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng chỉ có 7 kiểu người có thể kích hoạt ung thư, khả năng mắc bệnh cao hơn hẳn người khác  - Ảnh 3.

3. Đừng quên "15, 40" để khám sức khỏe

15: Đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh u bướu thì nên đến bệnh viện chuyên khoa khám sớm hơn người khác 15-20 năm, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn điều trị.

40: Những người trên 40 tuổi cần tầm soát ung thư thường xuyên.

Tiểu Vy

Cùng chuyên mục
XEM