8 khung giờ thải độc cho cơ thể: Ai làm được sẽ giảm bớt nguy cơ bị bệnh ở nội tạng

29/03/2020 22:37 PM | Sống

Cơ thể chúng ta luôn hoạt động "có giờ có giấc" và các chuyên gia gọi đó là nhịp sinh học hoặc đồng hồ sinh học. Nếu bạn làm đúng những việc này, sẽ trở nên khỏe mạnh, ít bệnh.

Để khỏe mạnh, trước tiên bạn phải đảm bảo rằng chức năng giải độc của cơ thể trong tình trạng hoạt động bình thường và để đảm bảo hoạt động bình thường, bạn cần nắm được thời gian giải độc của cơ thể.

Thời gian tốt nhất để cơ thể thải độc mỗi ngày và làm sao để hỗ trợ cơ thể thải độc thuận tiện nhất thông qua việc uống trà tốt cho sức khỏe?

Sự tích tụ chất độc trong cơ thể không được thải ra một cách bình thường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn phản ánh trên da, khiến da xỉn màu, dễ nổi mụn và nhiều vấn đề khác.

Do đó, giải độc và làm đẹp đã trở thành tâm điểm được ưu tiên của nhiều phụ nữ. Hãy cùng xem lịch trình tốt nhất để thải độc cơ thể mỗi ngày theo "Thời gian biểu của cơ thể" như sau.

 8 khung giờ thải độc cho cơ thể: Ai làm được sẽ giảm bớt nguy cơ bị bệnh ở nội tạng - Ảnh 1.

5-7 giờ sáng: Thời gian giải độc của ruột già

Nếu ruột già không được giải độc và sửa chữa tốt, việc tích tụ độc tố ở một mức độ nhất định sẽ không chỉ làm cho mụn nhọt nổi nhiều lên trên da, mà còn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Do đó, hãy cố gắng đi đại tiện càng đều đặn càng tốt, vì càng để lâu về sau, sẽ càng có nhiều độc tố tích tụ.

Nếu bạn bị táo bón, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ thô, chẳng hạn như bột yến mạch và bánh mì nguyên chất. Hoặc kết hợp với thói quen xoa bóp kinh tuyến ruột già, nó có tác dụng rất tốt trong việc đại tiện và duy trì sự hoạt động trơn tru của ruột già.

7-9 giờ sáng: Thời gian giải độc của dạ dày

Dạ dày là cơ quan tiêu hóa lớn nhất của cơ thể con người. Nó có chức năng lưu trữ, vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Do đó, bạn có thể sử dụng tư thế quỳ vào buổi sáng để tập thở bụng. Kiên trì mỗi ngày có thể thúc đẩy lưu thông máu trong dạ dày, cải thiện sự trao đổi chất và tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày.

Ngoài ra, thực phẩm dành cho bữa sáng phải phong phú, và tốt nhất là ăn một số thực phẩm có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, chẳng hạn như đậu phộng, quả óc chó, táo, cà rốt, v.v.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống một ít trà đen và nước mật ong, cũng rất tốt cho dạ dày. Giữ một tâm trạng tốt, bởi vì những cảm xúc xấu như căng thẳng và lo lắng cũng có thể gây kích ứng dạ dày.

 8 khung giờ thải độc cho cơ thể: Ai làm được sẽ giảm bớt nguy cơ bị bệnh ở nội tạng - Ảnh 2.

Từ 11-13 giờ: Thời gian giải độc của tim

Trái tim là bộ phận điều khiển cốt lõi của tất cả các cơ quan trong cơ thể. Ăn một số thực phẩm cho bữa trưa, chẳng hạn như nhãn, có thể nuôi dưỡng lá lách và trái tim.

Thời gian này cũng là thời kỳ cao điểm của tốc độ đập của tim, vì vậy đừng tập thể dục mạnh mẽ. Nếu bạn có thể chợp mắt một lúc, điều đó có lợi hơn cho việc giải độc tim.

 8 khung giờ thải độc cho cơ thể: Ai làm được sẽ giảm bớt nguy cơ bị bệnh ở nội tạng - Ảnh 3.

Từ 13-17 giờ: Thời gian giải độc của ruột non và bàng quang

Ruột non hoạt động, gửi nước đến bàng quang và chất thải đến ruột già, chất dinh dưỡng tinh túy nhất sẽ cung cấp cho lá lách. Khi cơ thể con người không uống đủ nước, khả năng nhu động của ruột non sẽ bị giảm và "sự phân loại" này sẽ không tối ưu.

Không chỉ các chất dinh dưỡng sẽ không được cung cấp kịp thời mà rác sẽ không được đưa đến ruột già kịp thời. Trong thời gian này, bạn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản, chẳng hạn như đá chân, có thể kích thích kinh tuyến ruột non và làm cho ruột non vận động tốt hơn.

Bạn cũng có thể uống nhiều nước để đẩy nhanh quá trình giải độc bàng quang.

 8 khung giờ thải độc cho cơ thể: Ai làm được sẽ giảm bớt nguy cơ bị bệnh ở nội tạng - Ảnh 4.

Từ 17-19 giờ: Thời gian giải độc thận

Khi thận có độc tố tích tụ thì chủ yếu biểu hiện ở dấu hiệu phù mặt hoặc cơ thể và gia tăng sự mệt mỏi.

Khung giờ này là thời gian tốt nhất để tập thể dục trong ngày, điều này sẽ giúp tăng tốc độ giải độc thận. Chạy bộ và đi bộ nhanh là phương pháp tập thể dục tốt. Ngoài ra, vặn vẹo cơ thể để tác động lên vùng lưng eo cũng là bài tập tốt, có thể kích thích thận và đóng vai trò như massage.

Bạn có thể ăn mộc nhĩ đen và tảo bẹ/rong biển cho bữa tối, nó không chỉ có thể làm săn chắc thận mà còn mang lại tác dụng giải độc tối ưu.

Từ 19-21 giờ: Thời gian giải độc màng ngoài tim

Tim của chúng ta sẽ bị nóng lên từ từ và cứ thế tăng lên theo thời gian. Khi chất độc này không được thải ra, nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra tức ngực và ngứa ran.

Trong khung giờ này, cũng là khoảng thời gian lưu thông máu mạnh. Bạn có thể vỗ màng ngoài tim, hoặc vỗ thêm ở vùng vai và khuỷu tay để thải độc, từ đó có thể tăng cường hiệu quả việc cung cấp máu cho tim và lưu thông máu cho não.

Ngoài ra, bạn có thể xoa bóp ngón giữa, vì ngón giữa tương ứng với màng ngoài tim.

Từ 21-23 giờ: Thời gian giải độc của hệ bạch huyết và hệ thống nội tiết

Hãy nhớ thư giãn và duy trì tâm trạng dễ chịu trong thời gian này. Ngoài ra, bạn cũng có thể chú ý kết hợp với một số mát xa cổ, hoặc bấm huyệt cực tuyền ở nách, rất hữu ích cho việc giải độc bạch huyết.

Từ 23 - 5 giờ sáng hôm sau: Thời gian giải độc cho mật, gan và phổi

Giải độc túi mật, gan và phổi cần được thực hiện dưới giấc ngủ ngon, vì vậy chất lượng giấc ngủ là rất quan trọng. Các cách sau đây có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ, cho phép mật, gan và phổi nghỉ ngơi đầy đủ để thải độc tố.

 8 khung giờ thải độc cho cơ thể: Ai làm được sẽ giảm bớt nguy cơ bị bệnh ở nội tạng - Ảnh 5.

*Theo Health/Đông Y TQ

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM