Muốn công ty phát triển, có nên 'cấm' nhân viên ngủ trưa?
Thiếu ngủ và mệt mỏi là một trong những hội chứng phổ biến của cuộc sống hiện đại. Khoa học ước tính rằng ngày nay con người ngủ ít hơn 1-2 tiếng so với cách đây 100 năm.
Bạn có thể ngạc nhiên nhưng một nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng cách để cải thiện hiệu suất nhân viên là cho họ ngủ tại văn phòng. Việc này đem lại những lợi ích trước mắt có thể thấy được. Những người có thể chợp mắt một chút tại văn phòng có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn, khả năng tập trung cao hơn và vị tha hơn với những bối cảnh thất vọng.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan chia sẻ trong một bài viết trên tạp chí Personality and Individual cho biết một giấc ngủ trưa ngắn và thời gian nghỉ giải lao kéo dài khiến người lao động hiệu quả và hạnh phúc hơn.
Nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng tình trạng làm việc không ngừng nghỉ xuyên đêm ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội, góp phần gia tăng sự mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ.
Nghiên cứu khoa học mới nhất chỉ ra rằng các nhân viên được ngủ trưa 60 phút cho biết họ ít cảm thấy bốc đồng hơn và được chuẩn bị để dành nhiều thời gian hơn để giải quyết một nhiệm vụ nào đó mà không bị cảm giác thất vọng.
Các nhà khoa học Úc cũng từng đo lường và nhận thấy những nhân viên có giấc ngủ ngắn đạt hiệu suất tốt hơn. Một chuyên gia giấc ngủ có tên Melinda Jackson cho biết việc ngủ tại văn phòng có thể nâng cao năng suất, đặc biệt là đối với công nhân làm ca.
"Có bằng chứng cho thấy ngủ trưa trong một ca làm việc có thể cải thiện sự tỉnh táo và giúp duy trì hoạt động trong những giờ đầu ca sau," nhà tâm lý học tại Đại học RMIT cho biết. "Nhưng điểm tối quan trọng để đạt được lợi ích của giấc ngủ ngắn là thời lượng và thời điểm của nó.”
Bà còn cho biết thêm sự mệt mỏi có vai trò đáng kể trong các thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl hay vụ nổ tàu con thoi Chanllenger. Tất cả những bi kịch xảy ra trong những giờ đầu làm việc sớm của buổi sáng khi các bộ điều khiển được làm việc vừa trải qua một ca đêm.
Jackson là cũng là một thành viên trong nhóm nghiên cứu thuộc đại học Washington nghiên cứu về việc mất ngủ ảnh hưởng ra sao tới việc ra quyết định quan trọng của mọi người.
Trong một số ngành, nhân viên được khuyến khích ngủ tại nơi làm việc. "Trong ngành công nghiệp hàng không là một ví dụ, các phi công trong một chuyến bay đường dài thường có lịch ngủ ngắn vào những giờ nhất định trong hành trình”, bà nói. "Hoặc trong ngành y, những bác sỹ trong các ca làm việc dài được khuyến khích ngủ nhằm duy trì sự tỉnh táo. Tại Úc, những tài xế lái xe đường dài cũng được khuyến khích có những giấc ngủ ngắn.”
Stuart Taylor, người sáng lập của viện nghiên cứu Resilience Insititute Australia cho biết thời gian tốt nhất để thực hiện giấc ngủ ngắn là sau khi ăn trưa.
Ông cho biết công nghệ cùng với nhiều yếu tố khác phá vỡ nhịp sinh học của con người hiện đại và bước đầu tiên để có giấc ngủ tối ngon là hiểu được cơ chế khoa học đằng sau nó.
Một nghiên cứu đo lường khả năng phục hồi của 16.000 người trên 250 tổ chức thấy rằng 43,3% xếp hạng cao với những câu hỏi liên quan đến mệt mỏi.
"Chúng ta đang vĩnh viễn bị làm phiền bởi ánh sáng nhân tạo, hệ thống sưởi, thiết bị điện tử và việc thèm ngủ", Taylor nói. "Chúng ta không được tiếp xúc đủ với ánh sáng màu xanh vào buổi sáng sớm hàng ngày.”
Nhiều nghiên cứu cho thấy các công ty phải trả giá đáng kể khi nhân viên đến làm việc khi thể chất và tinh thần không khỏe mạnh.
Để cải thiện giấc ngủ, Taylor đưa ra 12 lời khuyên sau:
- Cam kết thức dậy đúng giờ, tốt nhất là xung quanh thời điểm bình minh.
- Tập thể dục thể chất vào sáng sớm.
- Dành giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút sau bữa trưa.
- Tránh đồ uống chứa caffeine sau 2 giờ chiều.
- Ăn tối sớm và nhẹ.
- Hạn chế uống rượu và ăn nhiều protein.
- Tắt TV, laptop và các thiết bị tiện ích sau 7 giờ tối hoặc ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Chuẩn bị phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh.
- Di chuyển TV, điện thoại, laptop ra khỏi phòng ngủ.
- Xây dựng một thói quen thư giãn trước khi ngủ.
- Xóa bỏ cơn thèm ngủ bằng cách dậy sớm thay vì ngủ nướng.
- Dành 7-8 tiếng ngủ mỗi đêm.