Eric Schmidt: Google chưa từng mắc phải sai lầm nào về tổ chức

26/09/2014 15:30 PM | Nhân vật

"Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này bởi tôi không nghĩ Google đã mắc phải bất cứ sai lầm về tổ chức nào. Mọi thứ đang hoạt động khá tốt".

Trong cuốn sách mới mang tên “How Google Works”, Eric Schmidt - chủ tịch đồng thời là cựu CEO Google và Jonathan Rosenberg - cựu chủ tịch sản phẩm của công ty đã miêu tả về cách công ty thúc đẩy tinh thần làm việc, hướng dẫn phương thức quản lý các nguồn tài nguyên đáng giá trong công nghệ gồm kỹ sư và những sáng tạo vĩ đại.

Cả hai nhà lãnh đạo này đã bắt đầu công ty từ hơn 1 thập kỷ trước và hiện tại công ty đã “lớn lên” với 50.000 nhân viên.

Trong buổi phỏng vấn gần đây với tờ Wall Street Journal, đồng tác giả của cuốn sách là Eric Schmidt đã thảo luận về chiến lược quản lý của công ty.

Dưới đây là bài phỏng vấn:

WSJ: Sai lầm lớn nhất ông từng mắc phải là gì?

Schmidt: Nếu có cơ hội được quay lại, tôi sẽ tập trung vào việc chuyển hóa di động và xã hội sớm hơn nữa. Tôi biết nó đã đến nhưng tiếc rằng tôi đã không thực hiện đúng quy trình. Chính vì vậy, tôi đã viết lại những chiêm nghiệm của mình về sai lầm này trong cuốn “How Google Works”.

Theo đó, bạn cần 5 năm để có câu trả lời cho một câu hỏi về chiến lược và trong suốt quá trình bạn cần phải rất chắc chắn về chiến lược đó. Bạn cần phải nói: Đây là nơi thuộc về chúng ta, đây là nơi chúng ta sẽ đến trong 5 năm tới. Có những thứ sẽ phải xảy ra và bạn phải có câu trả lời tốt cho từng câu hỏi đó.

Trong các lĩnh vực khác của công ty, chúng tôi làm khá tốt, chỉ duy 2 lĩnh vực kể trên là tôi cần phải chịu trách nhiệm bởi những phản ứng chậm chạp của mình.

WSJ: Trong cấp độ tổ chức, sai lầm quản lý lớn nhất mà Google từng gặp phải là gì?

Schmidt: Tôi không có câu trả lời cho câu hỏi này bởi tôi không nghĩ Google đã mắc phải bất cứ sai lầm về tổ chức nào. Mọi thứ đang hoạt động khá tốt.

WSJ: Báo cáo cho thấy Larry Page đã thiết lập một chương trình mang tên Google 2.0 như một phần kế hoạch kết nối gần hơn đối với sản phẩm của hãng. Vậy bằng cách nào các lãnh đạo cấp cao của Google nắm bắt được quyết định sản phẩm mà không cần quản lý vĩ mô?

Schmidt: Tôi không thích nói về những lời đồn đoán hiện nay với Google 2.0 vì thế hãy xem câu trả lời cho câu hỏi này trong cuốn sách sắp xuất bản. Tuy nhiên, rõ ràng rằng trong một tổ chức, người điều hành công viêc phải có mối liên quan chặt chẽ đến các quyết định về sản phẩm. Còn điều gì quan trọng hơn việc tạo ra những sản phẩm thật tuyệt vời?

Chúng ta đã có một vài ví dụ điển hình như Steve Jobs, Elon Musk, Larry Ellison, Bill Gates hay Mark Zuckerberg. Họ đều là những người sáng lập cực kỳ thành công và tham gia trực tiếp vào những khâu chi tiết. Điều này cho phép công ty phát triển nhanh hơn bằng mối liên quan mật thiết của từng cá nhân với quyết định sản phẩm chứ không phải tập thể.

WSJ: Google đang mở rộng ra nhiều lĩnh vực ngoài tìm kiếm và quảng cáo. Liệu công ty có vẫn theo đuổi chiến lược mà ông đã miêu tả trong cuốn sách là 70% sản phẩm cốt lõi, 20% sản phẩm mới nổi và 10% trinh phục vũ trụ?

Schmidt: Vâng, chúng tôi đang thực hiện theo quy tắc 70/20/10. Google tự hào nói rằng công việc của chúng tôi là nhằm khiến thế giới này tốt đẹp hơn. Chúng tôi không chỉ là một công ty tìm kiếm đơn thuần. Trên thực tế, khi bạn có thể sử dụng nguồn lực về công nghệ, thuê được những người tài năng và tạo ra những điều tốt hơn, Larry và Sergey sẽ nói rằng bạn nên khát khao mở rộng thêm nữa.

Họ thực sự tin vào điều này. Bằng chứng là những gì bạn thấy ngày nay chúng tôi đang mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực từ vận chuyển, thuốc… với cùng một mục tiêu là cải thiện chúng tốt hơn. Tôi thật sự rất tự hào về điều này. Đây là một sự khích lệ lớn với tôi và tất cả mọi người để mong muốn được trở thành 1 phần trong nỗ lực đó.

WSJ: Trong cuốn sách ông có nói từng cố gắng cấm việc nhân viên sử dụng các thiết bị trong buổi họp nhưng thất bại. Vậy ông nghĩ sao về việc dùng điện thoại thông minh trong các buổi họp?

Schmidt: Đây là một trong những quyết định gây tranh cãi nhất trong lịch sử công ty. Tôi chỉ có thể nói rằng miễn là chúng tôi có vấn đề đang tranh luận tức là chúng tôi đang làm đúng.

>> Những con số khủng trong thập kỷ lớn của Google

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM