Người đi nhanh hay người đi chậm sống lâu hơn? Đi bộ kiểu này có thể tăng tuổi thọ thêm 15 - 20 năm

10/01/2023 22:59 PM | Sống

Đi bộ là phương pháp kéo dài tuổi thọ miễn phí, tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết đi bộ đúng cách.

Một nghiên cứu do tiến sĩ Amanda Paluch của Đại học Massachusetts phụ trách được công bố trên tạp chí JAMA đã cho thấy mối liên hệ giữa tuổi thọ và việc đi bộ hằng ngày.

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã theo dõi hơn 2.000 người tuổi từ 38 - 50 trong thời gian trung bình gần 11 năm. 1.205 người trong số họ là phụ nữ và 888 người là người da đen. Trong thời gian theo dõi, 72 (3,4%) người tham gia nghiên cứu đã tử vong trong thời gian nghiên cứu.

Từ năm 2005 đến 2006, những người tham gia đã đeo một thiết bị đặc biệt để đếm số bước đi trung bình của họ. Những người này chỉ tháo thiết bị ra khi ngủ và họ được chia thành 3 nhóm tùy theo số bước đi bộ mỗi ngày như sau:

Thấp: Dưới 7.000 bước mỗi ngày

Trung bình: 7.000–9.999 bước mỗi ngày

Cao: 10.000 bước trở lên mỗi ngày

Người đi nhanh hay người đi chậm sống lâu hơn? Đi bộ kiểu này có thể tăng tuổi thọ thêm 15 - 20 năm  - Ảnh 1.

Ảnh: internet

Kết quả phát hiện ra rằng những người đi bộ 7.000 bước mỗi ngày sẽ giảm 50-70% nguy cơ tử vong sớm trong vòng 10 năm tới so với người đi bộ ít hơn. Trong khi đó, nhóm những người đi trên 10.000 bước mỗi ngày không có sự suy giảm đáng kể trong tỷ lệ tử vong so với nhóm đi hơn 7.000 bước. Những người đi ít bước hơn có chỉ số BMI cao hơn, sức khỏe kém hơn và tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn.

Trước kết quả của nhóm nguyên cứu, Tiến sĩ Guy Mintz, giám đốc sức khỏe tim mạch tại Bệnh viện tim Sandra Atlas Bass, nhận xét: "Đây là một nghiên cứu rất hay với thông điệp tuyệt vời 'Muốn sống thọ, chỉ cần đi bộ'.

Đi bộ giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ, vậy tốc độ của việc đi bộ có ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ hay không?

Người đi nhanh hay người đi chậm sống lâu hơn?

Đại học Leicester của Vương quốc Anh từng tiến hành một nghiên cứu xác nhận mối quan hệ giữa việc đi bộ nhanh và tuổi thọ. Nghiên cứu này kéo dài suốt 10 năm trên 475.000 người ở độ tuổi khoảng 50.

Sau quá trình thống kê và phân tích, nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của những người đàn ông đi bộ nhanh là 85,2 đến 86,8 năm. Trong khi tuổi thọ của những người đàn ông đi bộ chậm là 64,8 năm. Phụ nữ đi bộ nhanh có tuổi thọ trung bình từ 86,7 đến 87,8 tuổi, trong khi những người đi bộ chậm có tuổi thọ trung bình là 72,4 tuổi.

Người đi nhanh hay người đi chậm sống lâu hơn? Đi bộ kiểu này có thể tăng tuổi thọ thêm 15 - 20 năm  - Ảnh 2.

Ảnh: internet

Từ kết quả này có thể nhận thấy rằng nam giới bộ nhanh có tuổi thọ cao hơn người đi bộ chậm khoảng 20 năm và nữ giới đi bộ nhanh cũng có thể kéo dài tuổi thọ thêm 15 năm so với những người khác.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không thể trực tiếp chứng minh giữa tốc độ đi bộ và tuổi thọ có quan hệ nhân quả. Bởi trên thực tế, có rất nhiều nhân tố tác động đến tuổi thọ của mỗi người như chế độ ăn uống, di truyền,...

Thường xuyên thực hiện 3 bài tập này để tăng tuổi thọ

Trên thực tế, không chỉ đi bộ mà có rất nhiều môn thể thao khác cũng có tác dụng tích cực đến sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta. Dưới đây là 3 bài tập như thế:

1. Bơi lội

Bơi lội là bộ môn giúp cải thiện hệ thống tim mạch, giúp quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Khi bơi, dưới tác động của nước, các mạch máu sẽ được "massage’’ giúp lưu thông khí huyết, hạn chế nguy cơ gây đột quỵ.

Ngoài ra, bơi lội thường xuyên cũng giúp tăng cường tiêu hao mỡ, phát triển cơ phần chân, tay, bụng, đùi, lưng… giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ngăn chặn tình trạng béo phì.

10- 30 phút là khoảng thời gian hợp lý để tập luyện môn thể thao này. Cần lưu ý khi bơi không nên ngụp lặn quá sâu vì nín thở sẽ gây hại cho người bị bệnh lý về mạch.

Người đi nhanh hay người đi chậm sống lâu hơn? Đi bộ kiểu này có thể tăng tuổi thọ thêm 15 - 20 năm  - Ảnh 3.

Ảnh: internet

2. Đi xe đạp

Đạp xe đạp là bộ môn lý tưởng giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Khi đi xe đạp, các bộ phận trên cơ thể đều vận động giúp làm giảm lượng mỡ dư thừa gây tắc nghẽn mạch máu.

Duy trì đạp xe 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng tuần hoàn lưu thông máu trong cơ thể, đồng thời làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Do đó, hãy dành ra thời gian để tập luyện bộ môn này thường xuyên để giúp trái tim dẻo dai và bền bỉ hơn.

3. Yoga

Tập luyện yoga giúp phòng ngừa đột quỵ và phục hồi chứng năng hiệu quả. Bên cạnh đó, những động tác yoga không chỉ giúp cải thiện thể chất mà còn nâng cao tinh thần. Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, gìn giữ vóc, đồng thời hỗ trợ tốt cho sức khỏe tim mạch.

Với những người không thích các bộ môn thể thao mạnh, đây chính là sự lựa chọn thích hợp nhất để giúp trái tim khỏe mạnh hơn.

Người trường thọ thường có 4 đặc điểm này trên khuôn mặt, nếu có đủ cả 4 thì xin chúc mừng bạn

theo Ánh Lê

Cùng chuyên mục
XEM