Muốn sự nghiệp thăng tiến, hãy thường xuyên nói 8 câu này ở nơi làm việc

10/05/2018 20:30 PM | Sống

Những câu nói đơn giản và tinh tế ấy sẽ giúp chúng ta "thêm bạn, bớt thù".

Có ai đó đã từng nói rằng, "thế giới thuộc về người khéo léo". Sự nghiệp của chúng ta sẽ càng thêm rộng mở nếu tài năng được kết hợp cùng sự khôn khéo trong giao tiếp.

Thường xuyên nói 8 câu này tại công sở sẽ khiến bạn được đồng nghiệp yêu quý mà còn giúp sự nghiệp càng thêm rộng mở.

1. "Thật giỏi!"

 Muốn sự nghiệp thăng tiến, hãy thường xuyên nói 8 câu này ở nơi làm việc - Ảnh 1.

Những lời khen chân thành và khéo léo sẽ giúp bạn trở thành một đồng nghiệp dễ mến trong mắt mọi người. (Ảnh minh họa).

Câu khen ngợi đơn giản này chính là chìa khóa giúp bạn trở thành một nhân vật thân thiện nhất công ty.

Thế nhưng cần nhớ rằng, ba chữ "bạn thật giỏi" mang sắc thái khen ngợi ở mức độ cao, chớ nên nói thường xuyên bừa bãi, nếu không sẽ đánh mất tính chân thành và làm cho người khác cảm thấy giả tạo.

2. "Thật mạnh mẽ!"

Dùng lời khen ngợi này khi đồng nghiệp đang nỗ lực hoặc lúc họ đã gặt hái được thành quả đều sẽ khiến đối phương tăng thêm cảm giác thành tựu.

Nhưng tương tự như lời khen "thật giỏi", câu nói "bạn thật mạnh mẽ" nói áp dụng quá nhiều sẽ bị mất giá trị. Vì vậy bạn nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

3. "Cảm ơn!"

 Muốn sự nghiệp thăng tiến, hãy thường xuyên nói 8 câu này ở nơi làm việc - Ảnh 2.

Biết cách cảm ơn cũng là một nghệ thuật giao tiếp cần thiết nơi công sở. (Ảnh minh họa).

Bày tỏ sự biết ơn với người khác không bao giờ nên dùng những cách nói tắt, viết tắt, cũng không nhất thiết phải dài dòng như "vô cùng cảm ơn". Thay vào đó, bạn chỉ cần dùng hai chữ "cảm ơn", có thể thêm vài từ cảm thán như "cảm ơn nhiều", "cảm ơn nhé" để câu nói có thêm sắc thái.

Cách nói ôn hòa, tình cảm này khiến cho đối phương rất dễ tiếp nhận và tăng thêm cảm giác gần gũi, thân thiết.

4. "Vấn đề này rất hay!"

Có đôi khi, đồng nghiệp hỏi bạn một vấn đề không đơn giản là muốn bạn trả lời, mà họ đang cần một câu nói bày tỏ thái độ từ phía chúng ta.

Lúc này, bạn có thể dùng cách nói như "vấn đề này rất hay", "chủ đề này thật thú vị" để khiến họ cảm thấy được khích lệ.

5. Hạn chế dùng "nhưng mà..."

 Muốn sự nghiệp thăng tiến, hãy thường xuyên nói 8 câu này ở nơi làm việc - Ảnh 3.

Những cách nói thiếu tinh tế hoàn toàn có thể trở thành nguyên nhân mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp. (Ảnh minh họa).

Mỗi khi ta nói ra hai chữ "nhưng mà", trong lòng người nghe sẽ lập tức xuất hiện một cảm giác đề phòng, vì họ cảm thấy chúng ta đang có thái độ phản đối.

Trong một số hoàn cảnh nhất định, điều này sẽ gây trở ngại cho chúng ta trong việc thấu hiểu đồng nghiệp. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy nhớ hạn chế dùng "nhưng mà".

Bạn vẫn có thể đưa ra những ý kiến phản đối hay khước từ của mình mà không cần dùng cụm từ ấy. Dần dần, bạn sẽ phát hiện ra rằng, việc bỏ đi hai chữ "nhưng mà" sẽ phần nào khiến ý kiến trái chiều của chúng ta càng thêm dễ nghe, dễ tiếp nhận hơn.

6. "Tôi hiểu rồi!"

Có nhiều lúc, xung đột giữa đồng nghiệp nổi lên cũng chỉ vì thiếu đi một câu nói "tôi hiểu rồi". Bởi lẽ, mỗi cá nhân đều ý thức được rằng, chẳng ai muốn bị đối xử như một kẻ dị biệt.

Nếu bạn nhẹ nhàng nói ra ba chữ "tôi hiểu rồi", đối phương nhất định sẽ cảm thấy thoải mái, vì ý tưởng của họ đã có người nghe và thấu hiểu.

7. "Tôi có thể giúp bạn không?"

 Muốn sự nghiệp thăng tiến, hãy thường xuyên nói 8 câu này ở nơi làm việc - Ảnh 4.

Chủ động đưa ra một lời đề nghị giúp đỡ sẽ làm đẹp thêm hình ảnh của bạn ở nơi làm việc. (Ảnh minh họa).

Bạn có để ý rằng, chỉ cần chúng ta đưa ra một lời đề nghị giúp đỡ, bất kể là người thân hay người xa lạ, ánh mắt họ nhìn ta sẽ tràn đầy sự cảm kích.

Vì vậy, bất luận là với đồng nghiệp hay cấp trên, chỉ cần ý thức được họ đang đối mặt với vấn đề khó giải quyết, hãy dũng cảm đứng ra và đề nghị giúp đỡ.

Ngay cả khi họ không cần tới sự giúp đỡ của ta, thì ta cũng đã để lại trong họ một ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp.

8. "Nếu là tôi thì tôi sẽ…"

Trong môi trường công sở, những mẫu câu như "bạn phải…", "bạn nên…" cần hạn chế sử dụng. Thay vào đó, bạn có thể dùng câu nói uyển chuyển "Nếu là tôi thì tôi sẽ…".

Mặc dù nội dung diễn đạt giống nhau, nhưng chỉ cần đổi mẫu câu, đối phương sẽ cảm thấy bạn cho họ quyền lựa chọn chứ không phải đang ép buộc hay chỉ dạy họ.

Ngay cả khi đối phương chủ động tìm đến bạn để tham khảo ý kiến, bạn cũng nên chú ý lựa lời mà nói để tránh làm tổn thương, mất lòng đồng nghiệp.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ lúc còn nhỏ, chúng ta vẫn thường được người lớn nhắc nhở rằng "Đừng ăn nói linh tinh". Tới khi trưởng thành, ta mới nhận ra rằng đó kỳ thực chính là triết lý sống còn của đời người.

Theo Trần Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM