Chỉ cần giỏi kỹ năng "hack não bộ" của số đông này, bạn sẽ nắm chắc cơ hội thành công trong sự nghiệp

08/05/2018 21:00 PM | Sống

Cựu nhân viên Google cho rằng học được kỹ năng thuyết phục người khác, các doanh nhân đã nắm gần như tuyệt đối khả năng thành công.

Tyler Odean, trưởng nhóm về sản phẩm của Google bắt đầu cuộc họp với một tuyên bố gây tranh cãi: "Đối với những người khởi nghiệp và những người sáng lập, có khả năng thuyết phục quan trọng hơn là có tầm nhìn. Thực tế là những người có tầm nhìn xa trông rộng như Steve Jobs thành công bởi những thứ không quá cao siêu mà là ở năng khiếu thuyết phục nhiều người đi theo họ trên con đường chinh phục những thứ tuyệt vời đó".

Để thành công, những người khởi nghiệp cần phải trau dồi sự thuyết phục như một kỹ năng và thói quen hàng ngày, Tyler nói. "Đó chính là cách mà họ sẽ tìm được nguồn vốn, nhân tài và động lực để hiện thực hoá tầm nhìn”.

Chỉ cần giỏi kỹ năng hack não bộ của số đông này, bạn sẽ nắm chắc cơ hội thành công trong sự nghiệp  - Ảnh 1.

Là một lãnh đạo lâu năm về mảng sản phẩm Chrome của Google, Tyler nhận thấy mình sử dụng khả năng thuyết phục như một công cụ giúp tập hợp một đội ngũ lớn những kĩ sư, nhà thiết kế và các giám đốc điều hành để lên kế hoạch và phát triển sản phẩm. Anh nhấn mạnh đây là điều rất quan trọng để lôi kéo mọi người ủng hộ quan điểm của mình.

Dưới đây là một số nguyên tắc và chiến thuật mà Tyler Odean tin rằng những nhà sáng lập có thể sử dụng để tìm kiếm nguồn vốn, làm việc nhóm hiệu quả và thuyết phục thế giới tin vào điều họ muốn làm.

Cách não bộ đưa ra quyết định

"Khi những người thành công thuyết trình, họ thường tạo nên một kế hoạch tự tin, nhất quán và mạch lạc khiến chúng ta cảm thấy an tâm. Chúng ta tin tưởng họ không phải vì tầm nhìn đó quá hoàn hảo mà bởi họ kiểm soát được nó. Họ giao tiếp một cách rõ ràng mà không cần phải đưa cho chúng ta tất cả những câu trả lời. Điều mà mọi người nghĩ là tầm nhìn nhưng thực sự, đó là khả năng thuyết phục", Tyler chia sẻ.

Những người có tầm nhìn hiểu rõ cách não bộ nhận và xử lý thông tin. Trên con đường trở thành một chuyên gia về kỹ năng thuyết phục, Tyler Odean đã nghiên cứu rất sâu các tài liệu khoa học và rút ra được những điều sau đây:

Hệ thống I là bộ phận cơ bản của não bộ, nơi giải quyết những thứ đơn giản như thông tin đến từ các giác quan, những quyết định tự động và không quan trọng, những tương tác xã hội bình thường và những việc khác có thể xử lí một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Hệ thống II là phần bậc cao, logic của não bộ. Nó có khả năng giải quyết những quyết định và vấn đề cần suy nghĩ kỹ càng.

Chỉ cần giỏi kỹ năng hack não bộ của số đông này, bạn sẽ nắm chắc cơ hội thành công trong sự nghiệp  - Ảnh 2.

"Nếu bạn nghĩ nhiều thứ cùng một lúc, bộ não phải liên tục xử lí và gây ra sự rối loạn". Tyler giải thích: "Tôi coi hệ thống II như một người quản lý quen việc, thường xuyên phải làm việc quá sức nhưng xử lý mọi chuyện rất thông minh. Hệ thống I như là nhóm thực tập do hệ thống II thuê để giải quyết những việc đơn giản mà nó có thể uỷ nhiệm - mặc dù hệ thống I có thể làm đảo lộn một vài thứ".

Hãy nghĩ hệ thống I như là một đứa trẻ nhìn mọi thứ trên phương diện nguyên nhân, kết quả, và có sự chắc chắn về những điều chúng biết. Bộ phận này sẽ tin tưởng tuyệt đối những thứ nó nhận được hoặc chối bỏ hoàn toàn. "Hệ thống I không bao giờ có khái niệm kiểu như "điều này có khoảng 30% là đúng". Và những thứ cần suy nghĩ rộng hơn thường chuyển đến hệ thống II để tìm ra những điều không đúng hoặc chưa thuyết phục. Đó là sự đa nghi".

Phương pháp "hack" hệ thống não để thuyết phục dễ dàng

Cần phải làm gì để đưa ra một lập luận thuyết phục? Nếu bạn nói với hệ thống II (tức là đưa ra một cái gì đó phức tạp để nó phải hoạt động nhiều), khi ấy, bạn đang khiến người khác phải đặt ra những câu hỏi. Nhiều người trong chúng ta sau khi nghe ai đó nói thường cho rằng: "Tôi không biết tại sao anh sai, nhưng tôi vẫn không tin anh". Đó là hệ thống II đang thực hiện công việc của mình.

Để thuyết phục một người nào đó, bạn cần nói nhiều nhất có thể với Hệ thống I - đứa trẻ, thực tập sinh - những người muốn tin bạn. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu công nghệ đều thể hiện mình qua những sự phức tạp, sắc thái, sự thật và số liệu. Đây là một sai lầm bởi nó không thể thu hút mọi người nghe theo.

Trong suốt quá trình học tập và làm việc, chúng ta đã học được cách xây dựng các lập luận chặt chẽ với rất nhiều bằng chứng. Nhưng không ai dạy chúng ta nói chuyện với Hệ thống I - mặc dù đó là những gì chúng ta cần làm để hoàn thành công việc. Vì vậy, Tyler Odean đã phát triển một vài chiến thuật quan trọng giúp tận dụng các lối tắt tinh thần có khả năng nói trực tiếp với Hệ thống I - những thông điệp tìm được sự đồng thuận cao.

Dưới đây là hai trong số chúng:

1. Dụ dỗ sự ngạc nhiên có mục đích

Hệ thống I ghét những điều bất ngờ. Nó rất dễ dàng từ bỏ và triệu hồi hệ thống II để giải cứu. Hệ thống II sẽ không bao giờ có phản ứng tích cực hơn hệ thống I. "Mỗi khi bạn làm ai đó bất ngờ, bạn có thể làm họ nghi ngờ. Hoặc nếu không, họ vẫn cảm thấy không thoải mái như những điều bạn nói lúc trước".

Tất nhiên, khi bạn lần đầu tiên chia sẻ ý tưởng với ai đó, nghi ngờ là phản ứng tự nhiên của mọi người. Nhưng bạn có thể cố gắng để giảm bớt chúng. "Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm khi thuyết trình hoặc chia sẻ những điều mới là dẫn dắt: "Hôm nay, tôi dự định cho bạn thấy X" trước khi thực sự hiển thị cho họ bất cứ điều gì".

Chỉ cần giỏi kỹ năng hack não bộ của số đông này, bạn sẽ nắm chắc cơ hội thành công trong sự nghiệp  - Ảnh 3.

Một cách khác để giảm bớt sự ngạc nhiên là lấy ví dụ cho người nghe một ai đó, hoặc một công ty mà họ biết và tin tưởng - hoặc chỉ đơn giản là những người đã công nhận, sử dụng sản phẩm của bạn.

"Mọi người thường quen với những điều đã cũ và những việc làm có vẻ bình thường, vì vậy bạn nên biến những thứ kỳ lạ trở nên bình thường, quen thuộc thì càng tốt", Odean nói.

"Khi Sylvan Goldman giới thiệu xe đẩy hàng đầu tiên đến cửa hàng tạp hóa của mình, anh ta thuê các người mẫu đẩy chúng đi xung quanh và giả vờ mua sắm. Mọi người nhìn thấy điều này và tự đặt câu hỏi: "Thật kỳ lạ. Tại sao mọi người lại cần xe đẩy khi họ có giỏ rồi?" Các người mẫu khiến chúng trở nên bình thường và sẽ hấp dẫn người sẵn sàng thử nó".

Nghe có vẻ khó tin khi mà thế giới công nghệ ngày càng phát triển và mọi công ty đều đua nhau sử dụng các hình thức quảng cáo độc, lạ. Nhưng hãy nhớ, có một sự khác biệt lớn giữa thuyết phục và tạo hứng thú.

"Trước tiên, phải có sự thuyết phục, sau đó mới thổi phồng chúng lên. Nếu bạn thực sự muốn một người nào đó mua những gì bạn đang nói hoặc cung cấp, trong khi bạn không có độ tin cậy lớn như danh tiếng của công ty Apple – hãy tạo ra nhiều sự khác biệt".

2. Làm cho kế hoạch của bạn dễ dàng để tham gia

Mặc dù những người sáng lập luôn đề cao mặt hàng của mình, nhưng cũng cần phải thích ứng và đặt vào vị trí của khách hàng để thuyết phục. Hơn nữa, mọi người thường thích những thứ quen thuộc hoặc ít nhất là khiến họ có thể hình dung đầy đủ nhất về nó.

"Ví dụ, đối với việc tôi nói sẽ đưa cho bạn 100 đô la ngay lập tức và tôi đưa cho bạn một phong bì có năm hóa đơn trị giá 20 đô la thì lời đề nghị thứ hai sẽ tốt hơn bởi bạn có thể hình dung nó", Tyler Odean nói. Bộ não của chúng ta yêu thích loại đặc trưng này, ngay cả khi nó không hợp lý. Đây là một công cụ tuyệt vời giúp bạn dễ dàng thuyết phục hơn.

"Rất nhiều người biết điều này, nhưng có một điều thú vị là: Nếu tôi kể về một người phụ nữ yêu âm nhạc dân gian và đã tích cực trong phong trào phản đối hạt nhân ở trường đại học. Sau đó, tôi hỏi bạn rằng cô ấy có nhiều khả năng trở thành một nhân viên ngân hàng hay một nhân viên ngân hàng ủng hộ nữ quyền? Hầu hết mọi người trả lời, "nhân viên ngân hàng ủng hộ nữ quyền" bởi vì nó có vẻ phù hợp nhất với phần còn lại của câu chuyện. Nhưng không có nhân viên ngân hàng ủng hộ nữ quyền nào không phải là nhân viên ngân hàng.

Chỉ cần giỏi kỹ năng hack não bộ của số đông này, bạn sẽ nắm chắc cơ hội thành công trong sự nghiệp  - Ảnh 4.

Làm thế nào bạn có thể sử dụng điều này để tăng lợi thế của mình? Bằng cách thêm chi tiết mô tả vào một kịch bản, bạn làm cho hình ảnh đó rõ ràng hơn, do đó, mọi người có thể bị "đánh lừa" nhận thức.

Cho nên, khi bạn giới thiệu công ty hoặc sản phẩm của mình cho các bên liên quan, hãy vẽ một bức tranh. Không chỉ nói rằng bạn có nhiều người dùng, hãy mô tả rằng có ông Jerry, giám đốc công nghệ từ một công ty in ở Ohio nào đó và anh ấy thích sử dụng sản phẩm của bạn vì nó giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Nghĩa đen cho thấy một hình ảnh anh ta mỉm cười khi anh ta sử dụng sản phẩm của bạn. Đối với bất kỳ bài thuyết trình nào, hãy đảm bảo rằng mô tả của bạn được nhấn mạnh với một hình ảnh cụ thể.

Cuối cùng, Odean tin rằng, thuyết phục là một nỗ lực đa chiều đòi hỏi bạn phải suy nghĩ chủ động và toàn diện về cách bạn đang xây dựng một cuộc tranh luận. Nhưng hy vọng những kỹ thuật này có thể cung cấp cho bạn một vài công cụ mới để làm điều đó.

Ảnh: Ana Yael

Theo Việt Hà

Cùng chuyên mục
XEM