Đây là startup lạ lùng nhất thế giới?

09/09/2015 14:33 PM |

Nhờ vào một truyền thống có từ ngày mới thành lập, suốt vài năm qua, công ty này luôn có những buổi thiền, nhảy với nhạc K-pop và huấn luyện... chó vào mỗi chiều thứ tư.

Thứ tư là ngày đặc biệt kì lạ tại Udacity.

Nhờ vào một truyền thống có từ ngày mới thành lập, suốt vài năm qua, công ty này luôn có những buổi thiền, nhảy với nhạc K-pop và huấn luyện... chó vào mỗi chiều thứ tư.

Ngoài ra, các nhân viên của Udacity còn thi đọc 100 chữ số lẻ đầu tiên của số Pi, dạy nhau nhảy Zumba, và chia sẻ món bánh phô mai tự làm.

Sebastian Thrun, CEO của Udacity, cũng là người khởi xướng phòng nghiên cứu phần cứng bí mật của Google - Google X - vào năm 2012 đã nảy ra ý tưởng rằng các nhân viên nên biết rõ nhau nhiều hơn ngoài đời, thay vì chỉ giới hạn ở mối quan hệ đồng nghiệp.

Vì vậy, mỗi khi có một người mới gia nhập công ty, họ đều được dành vài phút tại buổi gặp mặt thứ tư hàng tuần để tự giới thiệu mình với những người còn lại bằng cách... “khoe” tài năng hoặc một sở thích đặc biệt nào đó của mình.

Và đây là Dathan Bennett, một kĩ sư cao cấp mới gia nhập Udacity, đang chơi guitar, trong khi “sếp” của anh, Art Gillespie, cầm microphone... phụ họa:

Kể từ khi truyền thống này ra đời, nó đã trở thành một điều gì đó mà tất cả các thành viên đều rất nhớ và mong chờ. Quả thật là chẳng có gì thú vị hơn khi được xem đồng nghiệp của mình hít đất bằng... một tay, hát lại những bài của Taylor Swift theo phong cách của riêng họ, hay vừa bịt mắt vừa... chơi nhạc rock.

“Nếu bạn phải dành nhiều thời gian tại chỗ làm hơn ở nhà thì tìm hiểu đồng nghiệp của mình ngoài công việc là một điều rất có lợi. Nó mang lại cho chúng ta khả năng hiểu được người khác nhiều hơn và có được những mối quan hệ khác mà có thể chúng ta không phát hiện được trước đó,” Shernaz Daver, cố vấn marketing và kinh doanh toàn cầu của Udacity, bày tỏ quan điểm.

Và trên hết là việc học hỏi đã gắn liền với văn hóa của Udacity. Mục tiêu của công ty này là giúp cho mọi nhân viên học hỏi những kĩ năng mới, với yêu cầu khá cao, thông qua một chương trình trực tuyến gọi là “nanodegree”.

“Chắc chắn là có một văn hóa giáo dục ở đây, và dĩ nhiên là kèm theo sự vui vẻ,” Nija Mashruwala, kĩ sư phát triển phần mềm của Udacity, nói.

Hiện Udacity đã huy động được 55 triệu USD, có khoảng 130 nhân viên và tháng 8 vừa qua họ đã có được những lợi nhuận đầu tiên của mình.

Lê Thanh Hải

Cùng chuyên mục
XEM