Đây là lý do tại sao người Nhật làm việc nhiều mà vẫn sống lâu trăm tuổi

17/05/2016 20:29 PM | Sống

Phụ nữ ở đây có tuổi thọ trung bình là 87 và nam giới là 80 (so với 81 cho phụ nữ và 76 cho nam giới ở Mỹ). Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người Nhật có thể sống 75 năm cuộc đời mà không bệnh tật gì và hoàn toàn khỏe mạnh.

Danh hiệu người cao tuổi nhất thế giới thuộc về Sakari Momoi, 111 tuổi, ở Nhật Bản – một đất nước gồm rất nhiều người lớn tuổi, có lẽ không lạ lùng gì khi Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trên toàn thế giới.


Cụ Sakari Momoi hưởng thọ 111 tuổi, qua đời vào ngày 5 tháng 7 năm 2015 và cụ là người có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.

Cụ Sakari Momoi hưởng thọ 111 tuổi, qua đời vào ngày 5 tháng 7 năm 2015 và cụ là người có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.

Phụ nữ ở đây có tuổi thọ trung bình là 87 và nam giới là 80 (so với 81 cho phụ nữ và 76 cho nam giới ở Mỹ). Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người Nhật có thể sống 75 năm cuộc đời mà không bệnh tật gì và hoàn toàn khỏe mạnh.

Trong hàng thập kỷ, nhiều người luôn tỏ ra say mê với phong cách ẩm thực Nhật Bản. Chắc hẳn bạn đã quen với hình ảnh các thầy tu 90 tuổi đang tọa thiền ở một tu viện trên núi cao xa xôi, ngày ngày chỉ ăn sushi và rau.


Hình ảnh những người lớn tuổi đã trở thành thương hiệu của Nhật Bản, quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất toàn cầu.

Hình ảnh những người lớn tuổi đã trở thành thương hiệu của Nhật Bản, quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất toàn cầu.

Nước Nhật hiện nay có thể là một trong những môi trường căng thẳng nhất trên thế giới. Người lao động ở các đô thị tại nước này có giờ làm việc rất dài, trung bình 1745 giờ/người trong năm 2012, và phải đi lại rất mất thời gian. Họ dễ dàng tỏ ra bực bội khi tàu điện ngầm làm họ chậm vài phút trong cuộc họp với cấp trên.

Áp lực thể hiện là rất cao, và vì thế thất bại sẽ rất khắc nghiệt

Vậy tại sao người Nhật vẫn có thể sống lâu đến vậy?

Cách ăn uống có thể đóng một vai trò nào đó – mặc dù điều đó vẫn còn phải bàn luận nhiều.

Sự kết hợp của những đĩa thức ăn nhỏ, trong đó là các món có lượng calory thấp như cá và rau, bên cạnh đó là cách trình bày đẹp mắt tinh tế, tất cả đều góp phần giúp cho cuộc sống con người ở đây dài hơn và khỏe mạnh hơn.

Đây là điều mà Naomi Moriyama – đồng tác giả cuốn sách “Japanese Women Don't Get Old or Fat: Secrets of My Mother's Tokyo Kitchen” (Phụ nữ Nhật không già đi và lên cân: Bí mật từ căn bếp ở Tokyo của mẹ tôi) – đã khẳng định. “Món ăn Nhật Bản chính là iPod của nghệ thuật ẩm thực”, bà so sánh. “Nó tập hợp toàn bộ năng lượng tinh túy của món ăn vào những hình hài nhỏ bé và tinh tế”.

Và tất nhiên, còn phải kể đến chế độ ăn Okinawa – khởi sinh từ một hòn đảo hoàn toàn khác với phần đất liền của Nhật Bản, cả về ẩm thực và phong tục tập quán.

Một số bác sĩ dinh dưỡng đã chỉ ra xu hướng trường thọ nhờ vào các món ăn chứa ít nguy cơ mắc ung thư đường ruột hay xơ vữa động mạch, chẳng hạn như đậu phụ, rong biển kombu, mực ống và bạch tuộc.

Nhưng thức ăn chắc chắn không phải là câu trả lời duy nhất, đặc biệt là với một số món ăn Nhật Bản chứa hàm lượng muối cao hoặc chưa được nấu chín. Sushi có thể khiến người ăn bị nhiễm khuẩn H. Pylori, một căn bệnh dẫn đến ung thư đường ruột.

Một số người cho rằng nguyên nhân là do người già ở Nhật Bản có hạnh phúc viên mãn và một cuộc sống không căng thẳng, nhờ thế họ có thể sống rất lâu mà không bị bệnh tật gì đáng kể, tất nhiên nhờ vào sự giúp đỡ và chăm sóc của con cái.


Luôn hạnh phúc, sống cuộc sống không căng thẳng khiến tuổi thọ người Nhật dài hơn.

Luôn hạnh phúc, sống cuộc sống không căng thẳng khiến tuổi thọ người Nhật dài hơn.

Mặc dù hình ảnh người già sống nhờ vào sự chăm sóc chủ yếu của con dâu không còn phổ biến như trước do sự tham gia đông đảo của phụ nữ vào lực lượng lao động, nhưng những người già ở Nhật Bản vẫn là những người chiếm ưu thế hơn bất kỳ ai nếu xét về tuổi thọ.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM