Chất lượng có thừa nhưng nếu không biết làm thương hiệu, giày Việt chỉ mãi núp bóng những gã khổng lồ

25/02/2017 11:02 AM | Kinh doanh

Nike hay Adidas sẵn sàng chi 10 – 17% lợi nhuận để tiếp thị sản phẩm của mình, liệu doanh nghiệp giày Việt có ai dám mạnh tay như thế?

Nike hay Adidas sẵn sàng chi 10 – 17% lợi nhuận để tiếp thị không phải là một thông tin mới, nhưng nó cũng khiến những doanh nghiệp nội giật mình vì bài toán làm thương hiệu. Khi mà thời điểm hiện tại, không phải chất lượng hay dịch vụ mà thương hiệu mới là cái quyết định thắng thua cho doanh nghiệp.

Trong một buổi phỏng vấn cách đây không lâu, Nguyễn Đăng Quang - ông chủ tập đoàn Masan chia sẻ với một tạp chí danh tiếng rằng, giày Nike hay bất cứ loại giày thể thao nổi tiếng nào khác nếu loại bỏ đi khâu tiếp thị thì tất cả những gì còn lại chỉ là vài miếng lưới, xốp, mút và các bộ phận khác được gắn với nhau bởi keo dán.

Điều này có nghĩa là, bất cứ ai có đúng loại thiết bị sản xuất và lao động có tay nghề cao cũng có thể thiết kế những đôi giày nổi tiếng như Nike. Và điều tạo nên sự khác biệt ở đây chính là thương hiệu.

Có thể dẫn chứng ngay với doanh nghiệp trong nước. Cái tên đang nổi lên ở điểm hiện tại là Biti’s, khi hãng này bị cho là đang ngắc ngoải bỗng vụt sáng sau chiến dịch marketing bài bản sử dụng nhiều tên tuổi ngôi sao nổi tiếng.

Chưa bàn tới chất lượng sản phẩm, nhưng Biti’s cũng đã thành công với chiến dịch xây dựng thương hiệu của mình, nhất là khi hình ảnh đôi giày Hunter được xuất hiện trong 2 bản hit của ngôi sao đình đám Sơn Tùng MTP là “Lạc trôi” và “Nơi này có anh”.


Liệu doanh nghiệp nội có sẵn sàng chi 10 – 17% lợi nhuận cho marketing như Nike hay Adidas?

Liệu doanh nghiệp nội có sẵn sàng chi 10 – 17% lợi nhuận cho marketing như Nike hay Adidas?

Tuy nhiên, nói về lĩnh vực sản xuất giày dép, có một doanh nghiệp quy mô và năng lực sản xuất cao hơn nhiều so với Biti’s nhưng ít người biết đến, đó là Thái Bình Shoes.

Khác với Biti's, TBS Group ít được biết đến do không có thương hiệu giày riêng, mà chỉ gia công, sản xuất giày cho các thương hiệu nước ngoài. Không có những chiến dịch marketing tiêu tốn ngân sách như Biti’s nên TB shoes trở nên núp bóng dưới những tên tuổi khác.

Vất vả gây dựng thương hiệu hàng chục năm, Biti’s mới đạt được thành công như hiện tại. Vậy, những startup, những doanh nghiệp mới ngành giày làm thế nào với bài toán thương hiệu này?

sShoe – hãng giày nam mới xuất hiện cũng là cái tên được khá nhiều người biết đến khi đây là một trong số ít doanh nghiệp nội dám “nói lớn” với định vị thương hiệu “giày nam thông minh nhất thế giới” gây nhiều tranh cãi.

Hữu Long, giám đốc thương hiệu sShoe cho biết, ngay từ đầu, doanh nghiệp đã đặt chất lượng sản phẩm, thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Theo đó, chất liệu giầy da thuộc thảo mộc, đế thể thao siêu nhẹ, hỗ trợ sức khỏe,.., thậm chí, người đi giày da có thể chạy bộ mà không đau chân.

Theo startup này, nếu chỉ tập trung làm thương hiệu mà quên mất cải tiến sản phẩm thì cũng khó tồn tại. Như Bitis, họ đã gây dưng thương hiệu hàng chục năm, được lòng người tiêu dùng, mà có những thời điểm còn gặp khó khăn khi không chịu cải tiến chất lượng sản phẩm.

Hay như Nike, Adidas đều là những cây đa, cây đề trong ngành, tuy nhiên không phải ai cũng hoàn hảo.

Steve Jobs đã từng khuyên Nike rằng: “Nike tạo ra những sản phẩm tốt, những sản phẩm hấp dẫn nhưng Nike cũng có nhiều sản phẩm tào lao. Nên dẹp mấy thứ tào lao và tập trung vào những sản phẩm tốt”.

Hữu Long - Giám đốc thương hiệu giày sShoe.
Hữu Long - Giám đốc thương hiệu giày sShoe.

Ý thức được điều này, sShoe đã tập trung vào nghiên cứu sản phẩm tốt ngay từ đầu. Hãng đã thành lập nhà máy để tự nghiên cứu, tự sản xuất, đảm bảo chất lượng khắt khe, có sự hợp tác từ những người thầy thiết kế hàng đầu thế giới, chất lượng của sShoe do đó được đảm bảo không hề thua kém Nike hay Adidas.

Sắp tới sShoe vẫn giữ những tính năng như 20 size giày cho 1 mẫu (nhiều size nhất trên thế giới), dễ xỏ dễ tháo, bền dáng giữ phom… nhưng giá hấp dẫn, phù hợp với túi tiền đa số người Việt.

Tuy nhiên, Long cho rằng, cái còn thiếu và yếu không chỉ ở sShoe mà với nhiều thương hiệu giày trong nước chính là cách làm thương hiệu thông minh. Và liệu doanh nghiệp nội có sẵn sàng chi 10 – 17% lợi nhuận cho marketing như Nike hay Adidas?

Dù là một startup, song CEO này cho biết, những chiến lược marketing bài bản, qui mô lớn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn sẽ nhanh chóng được tung ra với thương hiệu “Giày nam thông minh với dịch vụ xuất sắc”. Thậm chí, đơn vị này sẵn sàng chi mạnh tay cho marketing, thậm chí lên đến 50% lợi nhuận để đẩy mạnh thương hiệu của mình.

Với xu hướng người Việt đang quay trở về ủng hộ hàng Việt chất lượng cao, kèm mức giá hấp dẫn, dịch vụ tốt, startup này tự tin sẽ tiếp cận được 50% khách là nam giới Việt ở nhiều độ tuổi trong năm 2017. Theo anh, để không phải núp bóng những ông lớn, doanh nghiệp nội chẳng còn cách nào khác là phải đầu tư thêm vào làm thương hiệu.

Bị chê bai và chấm 1 sao trên TripAdvisor và cách xử trí đầy khéo léo

Nam Giang

Cùng chuyên mục
XEM