Trong khi bố mẹ Việt dùng Ipad dỗ con thì người Do Thái lại có cách thông minh hơn để dạy chúng về tiền bạc

21/02/2017 08:54 AM | Xã hội

Thử nghĩ một đứa trẻ khi được đào tạo ý thức về kiếm tiền, chẳng may một ngày nào đó, bố mẹ chúng qua đời, chúng sẽ làm gì để sinh tồn trong cuộc đời với một xã hội đầy phức tạp?

Nếu chúng ta là bậc cha mẹ, có bao giờ chúng ta nghĩ rằng việc dạy con kiếm tiền là cách thức thông minh nhất để hướng nghiệp cho con mình sau này?

Hay chúng ta cho rằng điều đó là quá sớm với tâm hồn non trẻ, chúng ta không muốn con trẻ biết tiền quá sớm, việc kiếm tiền là việc của cha mẹ, trẻ em chỉ có nhiệm vụ ăn ngủ và học hành?

Tuyên ngôn của phụ huynh Do Thái: "Tôi muốn con tôi trở nên giàu có”!

Khi các bà mẹ Do Thái được hỏi điều mà họ muốn nhất ở con mình, họ đều trả lời: “Tôi muốn con tôi trở nên giàu có”!

Thật ra, việc dạy con kiếm tiền của người Do Thái không phải là mục đích mà bố mẹ đặt ra cho chúng mà bố mẹ chỉ muốn con hiểu giá trị của đồng tiền con sử dụng.

Người Phương Đông có câu ngạn ngữ: “Dạy con từ thuở còn thơ”, còn người Do Thái thì lại ngầm cho rằng “Dạy con kiếm tiền từ thuở còn thơ” mới là phương pháp giáo dục đúng đắn nhất.

Trong gia đình người Do Thái, không có bữa ăn nào mà không tính tiền. Những đứa trẻ đều được giáo dục làm sao kiếm được tiền để đánh đổi lại phần ăn của nó trong gia đình và những tiện nghi chúng đang sử dụng và hưởng thụ.

Nhiều người cho rằng phương pháp này có vẻ gắt gao và tàn nhẫn quá mức, tuy nhiên, những đứa trẻ Do Thái đã được đào tạo từ một môi trường sinh sống trong học đường. Vì vậy, chúng thích ứng rất nhanh với mọi hoàn cảnh.

Trước hết, các ông bố bà mẹ tập hợp bọn trẻ lại rồi họ cùng nhau định giá những giá trị vật chất và tiện ích trong gia đình. Mỗi một tiện nghi sử dụng trong nhà đều phải trả cho bố mẹ chúng một số tiền là 100 shekel/tháng cho tiền ăn, 50 shekel cho tiền học, 10 shekel cho tiền giặt giũ… Ngược lại, bố mẹ chúng phải là người tạo cho chúng điều kiện để kiếm tiền.

Trong khi bố mẹ Việt dùng Ipad dỗ con thì người Do Thái lại có cách thông minh hơn để dạy chúng về tiền bạc - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ví dụ về gia đình người Do Thái (gốc Trung Quốc) của một bà mẹ có 3 người con:

Trong một lần học về pháp luật hiện hành của quốc gia, cậu con cả đã về bàn với mẹ, là người ta cho cậu biết mỗi gia đình kiều bào người Do Thái khi trở về quê hương đều được chính phủ trợ cấp một số tiền định cư tối thiểu nào đó.

Bà mẹ này cũng làm đơn nộp thử và quả thật bà đã được nhận một tấm ngân phiếu 6.000 shekel ngay lập tức. Cậu cả đòi mẹ trả 10% tiền hoa hồng vì cậu đã làm cố vấn luật pháp cho mẹ. Số tiền này, cậu ta đã dùng để đầu tư tiếp.

Cậu dùng nó mua những món đồ chơi Trung Quốc đem bán lại với giá cao hơn cho đám bạn trong trường. Lợi nhuận kiếm được cậu lại đầu tư tiếp vào những mặt hàng khác. Chỉ trong vòng một năm, cậu cả đã có được tổng tiền lợi nhuận sau khi đầu tư chi phí hàng tháng lên tới 2.000 shekel.

So với cậu cả thì cậu kế nắm bắt được tinh hoa trong chốn thương trường của người Do Thái là bắt đầu sự nghiệp từ những ngành nghề không cần đến vốn, nhất là những công việc kiếm tiền mà người khác không bao giờ nghĩ đến.

Cậu con kế bắt đầu sự nghiệp viết văn từ năm 14 tuổi, với ngòi bút sắc bén và tinh tế, cậu đã được 2 tờ nhật báo dành cho một cột phê bình trong trang văn nghệ học sinh. Mỗi tuần, cậu nộp 2 bài viết, mỗi bài khoảng 1.000 chữ với giá 4 xu/chữ. Cậu đã mang về 8.000 xu tức 80 shekel một cách nhẹ nhàng.

Trong khi bố mẹ Việt dùng Ipad dỗ con thì người Do Thái lại có cách thông minh hơn để dạy chúng về tiền bạc - Ảnh 2.

Cô con gái út nhỏ tuổi, ít xông xáo hơn nên kiếm tiền tại gia. Mỗi cuối tuần, cô thường pha một bình trà thơm phức và tự tay làm bánh ngọt học được từ lớp thủ công gia chánh để cho mẹ và anh thưởng thức. 2 người anh rất thích bánh ngọt của cô em gái, ai cũng thưởng thức một cách ngon lành và không quên trả tiền cho cô bé.

Nên nhớ rằng, trong gia đình một người Do Thái không có cái gì là miễn phí cả. Trong gia đình trên, cô em gái út tuy nhỏ tuổi nhất nhưng đã phải nỗ lực làm bánh thật ngon để kiếm tiền trả tiền cơm và chi phí sinh hoạt hàng ngày cho mẹ của mình.

Dùng Ipad, iPhone cũng phải trả tiền

Hình như, các bà mẹ Phương Đông có ước muốn là con cái của họ sẽ trở thành những người thành công trên mọi ngành nghề, có tiền cho cuộc sống được đầy đủ nhưng họ lại quá e ngại rằng con cái của họ quá say đắm vào việc kiếm tiền mà quên đi bổ phận làm người của chúng. Chúng sẽ biến thành những cỗ máy kiếm tiền không cảm giác, không đau đón, không mệt mỏi mà quên đi bản chất của con người.

Bạn nên biết rằng, người Do Thái đã dùng tiếng leng keng của những đồng tiền chạm vào nhau để chào mừng đứa bé ra đời, vì họ xem công cuộc kiếm tiền là mục tiêu tối hậu của con người. Còn những thứ khác như giáo dục, học tập, ý thức đều là những quá trình hay công cụ để đạt được mục tiêu kiếm tiền của con người mà thôi.

Trong khi bố mẹ Việt dùng Ipad dỗ con thì người Do Thái lại có cách thông minh hơn để dạy chúng về tiền bạc - Ảnh 3.

Có thể bạn sẽ nghĩ rằng quá tàn nhẫn khi để những đứa trẻ biết được giá trị của đồng tiền quá sớm, không lẽ đợi đến khi trẻ trưởng thành bạn mới cho trẻ biết giá trị của đồng tiền hay sao?

Tôi chắc rằng, đợi đến khi chúng biết đến giá trị thật của đồng tiền thì trẻ chẳng còn gì trong người vì chúng đã tiêu phí hết rồi.

Bạn có thể không tin nhưng nếu có dịp đến đất nước nhỏ bé này, bạn sẽ thấy tất cả trẻ em khoảng 5 tuổi trở lên đều đã biết sử dụng những công cụ điện tử thông minh như Ipad, iPhone. Điều đặc biệt, những vật phẩm mà các cô cậu đang sử dụng đó đều được bố mẹ ghi vào tài khoản của chúng. Đổi lại, chúng phải san sẻ việc nhà, chăm sóc em, phụ giúp bố mẹ khi cần thiết.

Sở dĩ, trẻ em Do Thái được bố mẹ chúng dạy cho cách kiếm tiền từ sớm bởi vì họ muốn con cái của họ độc lập trong cách suy nghĩ, sáng tạo và chịu trách nhiệm với bản thân, có sức chịu đựng chống chọi với cuộc sống bên ngoài.

Thử nghĩ một đứa trẻ khi được đào tạo ý thức về kiếm tiền, chẳng may một ngày nào đó, bố mẹ chúng qua đời, chúng sẽ làm gì để sinh tồn trong cuộc đời với một xã hội đầy phức tạp. Những đứa trẻ không được giáo dục tốt sẽ trở thành tay trộm cướp, lừa đảo, gánh nặng xã hội sẽ nặng nề hơn với sự xuất hiện của chúng.

Tiền là phương tiện trong cuộc sống, không phải là mục đích để sống nhưng nó là mục tiêu mà mỗi chúng ta đều cố gắng có được.

Tại sao chúng ta phải dạy con làm giàu?

Giàu ở đây không chỉ là giàu về vật chất mà còn giàu về tinh thần. Thử hỏi nếu con bạn biết chia sẻ công việc với bạn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc chứ? Điều này chắc chắn đúng.

Biết kiếm tiền là cách tốt nhất không bị lệ thuộc vào đồng tiền. Chỉ khi cuộc sống của bạn tốt đẹp chính là lúc bạn nghĩ ngay đến người khác.

Công thức làm giàu

Hồng Minh

Cùng chuyên mục
XEM