16 hãng ô tô lớn thông đồng tái chế xe hết hạn sử dụng suốt 15 năm

02/04/2025 15:13 PM | Quốc tế

Các khoản phạt đã được thiết lập dựa trên hướng dẫn năm 2006 của Ủy ban châu Âu.

16 hãng ô tô lớn thông đồng tái chế xe hết hạn sử dụng suốt 15 năm- Ảnh 1.

Theo Ủy ban châu Âu (EC), 16 hãng ô tô lớn và Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) đã tham gia vào một thỏa thuận trong nhiều năm liên quan đến việc tái chế xe hết hạn sử dụng. Mercedes không bị phạt (dù ban đầu cũng tham gia thỏa thuận) vì đã tiết lộ thông tin này cho EC.

Cuộc điều tra của EC cho thấy, trong hơn 15 năm, 16 nhà sản xuất ô tô lớn (bao gồm cả Mercedes) và ACEA đã ký các thỏa thuận chống cạnh tranh và tham gia vào các hoạt động thông đồng liên quan đến việc tái chế ELV (end-of-life vehicle - xe hết hạn sử dụng). EC phát hiện ra các bên đã thông đồng 2 khía cạnh.

Thứ nhất là đồng ý không trả tiền cho những người tháo dỡ ô tô để xử lý ELV và đồng ý coi việc tái chế ELV là một hoạt động kinh doanh có lợi nhuận đủ cao. Thứ hai là đồng ý không tiết lộ thông tin về lượng ELV có thể tái chế, thu hồi và tái sử dụng để ngăn người tiêu dùng xem xét thông tin tái chế khi lựa chọn ô tô.

Theo hướng dẫn của EC về ELV, chủ sở hữu cuối cùng của ELV có thể xử lý xe bằng máy tháo dỡ mà không bị mất phí và thậm chí, các nhà sản xuất ôtô có nghĩa vụ phải chịu mức phí phát sinh này. Hơn nữa, người tiêu dùng cần được thông báo về hiệu suất tái chế của ô tô mới.

Cuộc điều tra phát hiện ra rằng ACEA là bên tạo điều kiện cho nhóm này, tổ chức nhiều cuộc họp và liên lạc giữa các nhà sản xuất ôtô tham gia vào nhóm. Kết quả điều tra cho thấy hành vi vi phạm kéo dài hơn 15 năm, 29/5/2002-4/9/2017.

16 hãng ô tô lớn thông đồng tái chế xe hết hạn sử dụng suốt 15 năm- Ảnh 2.

Các khoản phạt đã được thiết lập dựa trên hướng dẫn năm 2006 của EC dựa trên số lượng xe liên quan, bản chất của hành vi, phạm vi địa lý và thời hạn của hành vi vi phạm. Riêng Mercedes được miễn trừ hoàn toàn vì tiết lộ thông tin về nhóm này, tránh được khoản tiền phạt khoảng 35 triệu euro (37,8 triệu USD).

Stellantis (bao gồm Opel), Mitsubishi và Ford cũng được hưởng lợi từ việc giảm tiền phạt vì đã hợp tác với Ủy ban. Số tiền giảm tùy thuộc vào thời điểm hợp tác của cũng như bằng chứng hãng cung cấp.

15 hãng xe phải nộp phạt gồm Stellantis, Mitsubishi, Ford, BMW, Honda, Hyundai/Kia, Jaguar Land Rover/Tata, Mazda, Renault/Nissan, Opel, General Motors, Suzuki, Toyota, Volkswagen, Volvo và ACEA.

Tổng số tiền phạt mà 15 nhà sản xuất ôtô lớn và ACEA phải nộp khoảng 458 triệu euro (495 triệu USD). Trong đó, Volkswagen phải nộp nhiều nhất với gần 128 triệu euro (138 triệu USD). Khoản phạt của ACEA là 500.000 euro (khoảng 540.000 USD).

Phó chủ tịch EC Teresa Ribera cho biết: “Chúng tôi sẽ không dung thứ cho bất kỳ loại tổ chức độc quyền nào, bao gồm cả những tổ chức kìm hãm nhận thức của khách hàng về các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tái chế chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng như ô tô sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc đáp ứng các mục tiêu kinh tế tuần hoàn, không chỉ nhằm cắt giảm chất thải và khí thải mà còn giúp giảm sự phụ thuộc, giảm chi phí sản xuất và tạo ra một mô hình công nghiệp bền vững và cạnh tranh hơn ở châu Âu”.

Theo: EU Business

Vũ Anh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tập đoàn Hoa Sen tố MC Quyền Linh bội tín, đang xem xét để khởi kiện

Tập đoàn Hoa Sen cho biết đang thu thập hồ sơ pháp lý để khởi kiện MC Quyền Linh vì cho rằng nghệ sĩ này vi phạm cam kết hợp tác, gây nhầm lẫn thương hiệu và ảnh hưởng đến chương trình do đơn vị tài trợ.

Sun Group chơi lớn: Chuẩn bị khai trương công viên nước đầu tiên hoạt động cả ban đêm, sở hữu trò chơi độc nhất Đông Nam Á

Tổng thể khu vui chơi giai đoạn một bao gồm 14 cụm trò chơi và 40 đường trượt, bên cạnh các tiện ích như bể tạo sóng rộng hơn 4.600m² hay dòng sông lười dài 500m.

FDI từ Trung Quốc lũ lượt vào Việt Nam: Có 2 dự án 'khủng' lên tới hơn 600 triệu USD vừa động thổ

Trong 3 tháng đầu năm nay, có hơn 1,47 tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc đăng ký vào Việt Nam, tăng 68,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có nhiều dự án lớn liên tiếp được khởi động.

Nóng: iPhone, máy tính, đồ điện tử sẽ bị đánh thuế riêng trong vài tháng tới, Tổng thống Donald Trump dò xét lại toàn bộ chuỗi cung ứng bán dẫn

"Những sản phẩm này (điện thoại, máy tính, đồ điện tử) không phải là không chịu thuế đối ứng mà là chúng sẽ được chuyển sang một cơ chế thuế quan khác", Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer nhấn mạnh.