Tiền lương tăng nhưng đây là lý do khiến người Mỹ không vui

20/04/2016 13:53 PM | Kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế Mỹ đã ổn định trở lại, nhưng trợ cấp dành cho người lao động không bao giờ trở về như cũ.

Người lao động vẫn muốn tiền lương cũng như các trợ cấp tăng lên, nhưng họ sẽ phải thất vọng vì nhiều khả năng tình hình sẽ trở nên xấu đi.

Theo kết quả cuộc khảo sát thường niên mới được Cộng đồng quản trị nguồn nhân lực Mỹ (Society for Human Resource Management) thực hiện trên 600 người lao động, mức độ hài lòng của người lao động đang ở mức cao nhất trong 10 năm qua. Tuy nhiên, số điểm về sự hài lòng với các loại phụ cấp, ngày nghỉ và chế độ đãi ngộ cũng như sự tôn trọng người lao động ở mức rất thấp.

Tổng quan thì mức độ hài lòng đã tăng lên mức 88%, so với con số 82% của năm 2008 và 77% của 10 năm trước. Tuy nhiên nguyên nhân lớn nhất là do nền kinh tế đã được cải thiện chứ không phải vì chế độ dành cho họ tốt lên đáng kể.

“Không có gì đáng ngạc nhiên, vì nền kinh tế đã ổn định trở lại trong mấy năm gần đây, giờ đây các doanh nghiệp có thể áp dụng lại những chế độ từng bị cắt giảm hoặc thậm chí xóa bỏ hoàn toàn trong thời kỳ suy thoái”, báo cáo viết.

Vì thị trường lao động được cải thiện rõ rệt đồng nghĩa với có nhiều lựa chọn việc làm hơn, người lao động cũng có thể rời bỏ những vị trí mà họ không thích. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải cải thiện chế độ đãi ngộ để thu hút và giữ chân người lao động.

Khảo sát cho thấy yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động là chế độ đãi ngộ và “thái độ đối xử tôn trọng” từ phía doanh nghiệp. Về hai khía cạnh này, tỷ lệ cảm thấy hài lòng rất thấp, lần lượt là 31% và 23%.

Sự phục hồi của nền kinh tế có những tác động trái chiều đến tiền lương . Thu nhập trung bình trong 1 giờ không tăng lên đáng kể trong 5 năm qua, và chỉ đến thời điểm gần đây người lao động Mỹ mới thấy tiền lương tăng lên chút ít.

Trong khi đó nhiều công ty chọn cách tăng tiền thưởng cho người lao động. Tuy nhiên điều này có thể tạo ra những tác động không mong muốn. “Khi doanh nghiệp tiếp cận bằng phương pháp này, chỉ những nhân viên ở vị trí chủ chốt và xuất sắc nhất chứ không phải toàn bộ nhân viên được lợi”, Evren Esen – chuyên gia đến từ SHRM nhận định.

Một số công ty không bao giờ khôi phục lại những phúc lợi đã bị cắt giảm trong thời kỳ khủng hoảng vì họ vẫn giữ quan điểm bảo thủ về ngân sách. Phần lớn vẫn có chế độ phúc lợi về y tế, nhưng vì chi phí tăng lên, phần mà người lao động phải trả đã tăng lên.

Theo Thu Hương

Cùng chuyên mục
XEM