Thương mại điện tử tiếp tục 'đốt tiền' để lôi kéo khách hàng

06/08/2019 08:59 AM | Xã hội

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, sáu tháng đầu năm 2019 doanh thu ngành bưu chính - chuyển phát tăng gần 30% so với cùng kỳ so với năm 2018.

Phân tích từ các chuyên gia, ngành bưu chính - chuyển phát có được mức tăng trưởng ấn tượng do sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT đã tạo cú hích đối với hoạt động các doanh nghiệp chuyển phát, tạo động lực để họ chuyển đổi công nghệ số và hoàn thiện chất lượng dịch vụ của mình.

Theo đánh giá từ ông Lê Hải Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT (VECOM), năm 2019 không còn là cuộc đua đốt tiền dành thị phần mà là giai đoạn các sàn TMĐT phải giữ chân người tiêu dùng trực tuyến bằng chất lượng sản phẩm, hậu mãi và chất lượng dịch vụ bao gồm cả vận chuyển, chăm sóc khách hàng.

Về cơ bản, những người tham gia thị trường e-logistics có thể được chia thành hai nhóm chính: Bộ phận logistics nội bộ của các sàn TMĐT và các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL). Theo hãng nghiên cứu thị trường Ken Research, thị trường e-logistics chủ yếu được chi phối bởi các 3PL.

Đối với bên 3PL, sự hưởng lợi rõ ràng từ TMĐT có thể kể đến Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (VTP). Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận ròng của VTP tăng 40% trong sáu tháng đầu năm. Sự tăng trưởng này được VTP nhận định là do hưởng lợi từ việc cung cấp dịch vụ giao nhận cho thị trường TMĐT.VTP đạt lợi nhuận tăng vọt do hưởng lợi từ thương mại điện tử . Ảnh: TH

 Thương mại điện tử tiếp tục đốt tiền để lôi kéo khách hàng  - Ảnh 1.

VTP đạt lợi nhuận tăng vọt do hưởng lợi từ thương mại điện tử . Ảnh: TH


Một điểm khá thú vị ở Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel là số vốn bỏ ra để đầu tư cho sàn TMĐT Voso và ứng dụng giao hàng trực tuyến My Go chỉ vỏn vẹn lần lượt là gần 13 tỉ VND và 121 tỉ VND trong sáu tháng năm 2019.

Không chỉ Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel, chính các bộ phận logistics nội bộ của các sàn TMĐT đang dần định hình thị trường này. Đơn cử như Lazada và Tiki là hai sàn TMĐT lớn có thể tự hoàn thiện đơn hàng (fulfillment) của mình thông qua Lazada E-Logistics Express và Tiki Now.

Lazada đã đầu tư vốn rất mạnh để phát triển dịch vụ logistics nội bộ nhằm tăng công suất, mở rộng cơ sở vật chất. Gần đây, Lazada E-Logistics Express đã hoàn thành trung tâm phân loại thứ hai tại Hà Nội, sau trung tâm đầu tiên tại TP.HCM.

Chính sự bùng nổ của TMĐT, cũng kéo theo hàng loạt cái tên mới mẻ trong thị trường giao nhận như T&T Express, Go-Send hay cú bắt tay giữa hai dịch vụ giao hàng Grab Express với Ninja Van.

Thực tế, các công ty này vẫn thực hiện cuộc chạy đua chịu chi, chịu chơi để giành thị phần. Đơn cử trong năm 2018, 900 tỉ của Grab đội nón ra đi, hay Series C bỏ ra 87 triệu USD để Ninja Van thực hiện cuộc cạnh tranh giao nhận, vốn dĩ trước đây thuộc về tay của các doanh nghiệp Việt như VNPost, Viettel Post, Giao hàng nhanh…

Dường như đúng với những gì VECOM dự báo, năm 2019 sẽ là thời điểm bùng nổ của vận tải và logistics trong TMĐT, đặc biệt là dịch vụ giao hàng nhanh. Ước tính dịch vụ này có thể đạt 530 triệu đơn hàng vào năm 2020.

Theo Thu Hà

Cùng chuyên mục
XEM