Chính sách 1 con: Vết thương lòng hằn sâu trong xã hội Trung Quốc

02/11/2015 08:14 AM |

Thứ 5 vừa qua, chính phủ nước này đã tuyên bố họ bãi bỏ chính sách 1 con lần đầu tiên sau 35 năm. Tuy nhiên, những vết thương lòng trong suốt những năm tháng ấy đã hằn sâu trong xã hội Trung Quốc.

"Khi người vợ mang thai đứa con thứ 2 được 7 tháng, một nhóm người đã vào nhà anh và đưa cô ấy đi. Anh theo họ tới bệnh viện địa phương – mặc cho mọi lời khuyên về y tế và sự phản kháng dữ dội – họ buộc cô phải phá bỏ đi đứa con thứ 2 chưa lọt lòng của mình" - một người đàn ông xin được giấu tên chia sẻ.

Những vụ việc đau lòng như vậy không chỉ xảy ra tại Trung Quốc trong suốt giai đoạn từ 1950 - 1960 mà cho tới tận năm 2011 - kỷ nguyên của xã hội Internet.

Thứ 5 vừa qua, chính phủ nước này đã tuyên bố họ bãi bỏ chính sách 1 con lần đầu tiên sau 35 năm. Tuy nhiên, những vết thương lòng trong suốt những năm tháng ấy đã hằn sâu trong xã hội Trung Quốc.

Riêng trong năm 2012, số liệu chính thức cho thấy có 6,7 triệu phụ nữ tại Trung Quốc đã bị buộc phá thai do chính sách 1 con. Tỷ lệ này ở những thập kỷ trước đó lên tới 10 triệu người. Kết quả là tỷ lệ phụ nữ tự tử tại Trung Quốc cao đáng kể so với nam giới và mức trung bình của thế giới.

Cũng chính việc này đã khiến tình trạng chênh lệch giới tính ngày càng trở nên trầm trọng. Thực tế là vậy nhưng đa phần mọi người vẫn sợ nói ra và đau xót trong lòng.

Một người đàn ông 56 tuổi tại thị trấn nhỏ của Trung Quốc nói rằng từng làm việc trong đội kế hoạch hóa gia đình vào những năm 1990. Ông nhớ lại, khi đó “bảng đen” sẽ ghi lại số trẻ em mà mỗi gia đình có. Bố mẹ của chúng chỉ được cho phép có con thứ 2 nếu đứa trẻ đầu là con gái và sau 5 năm. Các biện pháp phòng tránh thai trở thành chuyện thường tình.

Rất nhiều phụ nữ trong thai kỳ thứ 7 hoặc 8 buộc phải phá thai. Bệnh viện không bao giờ từ chối mặc dù việc này rất nguy hiểm”.

Thực tế, từ hàng thập kỷ nay các nhà nhân khẩu học Trung Quốc đã nhiều lần thúc giục chính phủ nước này bãi bỏ chính sách 1 con – thứ khiến kinh tế nước họ phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng do thiếu lao động và sự gia tăng của những người già.

Tuy nhiên, sau đó mọi chuyện vẫn không thể thay đổi. Động thái tiếp đó vẫn chỉ là giới hạn số lượng con mà các cặp vợ chồng có thể có là 2. “Cho dù là có 1 hay 2 con, họ phải có giấy phép khai sinh cho mỗi đứa và phải trả rất nhiều tiền để có được điều này”, theo Reggie Littlejohn – nhà sáng lập của tổ chức Quyền phụ nữ nói. Như vậy, “người nghèo buộc phải tuân thủ theo luật còn người giàu thì có thể thay đổi nó”.

Trong năm 2005, luật sư Chen Guang đã nộp đơn kiện nhằm chống lại chính sách này nhưng kết quả là ông đã bị bắt. Ông nói rằng, chính sách 1 con tạo ra sự sợ hãi và phá hủy những giá trị truyền thống trong cuộc sống con người.

“Chính sách quá khắc nghiệt, mọi người thậm chí không thể kiểm soát được chính bản thân hay bảo vệ con của mình”.

Feng Jianmei – một phụ nữ Trung Quốc nói rằng khi mang thai ở tháng thứ 7, cô đã bị buộc phải phá thai vì không thể trả khoản tiền phạt 6.300 USD để nhận được giấy phép sinh con thứ 2.

Chồng của Feng là Deng Jiyuan nói rằng vợ của anh rất buồn và đổ bệnh trong một thời gian dài. Con gái nhỏ của họ luôn hỏi em trai của con đâu. “Chúng tôi không thể nói gì khác ngoài việc bảo rằng em của con đã ở trên thiên đường. Con bé hỏi thiên đường trông như thế nào…”

Nỗi đau đó vẫn chưa thể nguôi ngoai nhưng vào tháng 2, vợ chồng anh cuối cùng đã có thể có đứa con thứ 2. Tối thứ 5 tuần trước, cả gia đình Deng đã quây quần tại nhà để nghe tin tức về việc bãi bỏ chính sách 1 con. “Juanmei chỉ thở dài và nói rằng đáng ra nó nên được thực hiện từ cách đây rất lâu rồi”.

Tại Hồ Nam, những người đàn ông có vợ buộc phải bá bỏ đứa con chưa lọt lòng thứ 2 vào năm 2011 nói rằng vợ của họ đã phải trải qua một cơn chấn động về tinh thần. Còn về chính sách mới, họ chỉ có một câu để nói: “Nó đã đến quá muộn”.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM