Thấy gì khi hơn 115.000 tỷ 'bơm' ra nền kinh tế chỉ trong 1 tuần?

06/04/2025 09:00 AM | Kinh tế vĩ mô

Chỉ trong 1 tuần, dư nợ tín dụng nền kinh tế đã tăng thêm 0,74%, tức hơn 115.000 tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo về chất lượng tín dụng khi tăng trưởng ồ ạt.

Tăng trưởng tín dụng tích cực

Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước , tính đến ngày 20/3, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt hơn 15,9 triệu tỷ đồng, tăng 1,98% so với cuối năm 2024 và tăng 17,60% so với cùng kỳ năm 2024.

Đáng chú ý, trong số liệu trước đó, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24% tính đến ngày 12/3. Như vậy, chỉ trong 1 tuần, dư nợ tín dụng nền kinh tế đã tăng thêm 0,74%, tức hơn 115.000 tỷ đồng. Giới phân tích nhận định, với tốc độ ấn tượng này, khả năng cao dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế sẽ vượt mốc 16 triệu tỷ ngay trong quý I hoặc đầu quý II năm nay.

Nhiều ngân hàng đã ghi nhận sự bứt phá ấn tượng về tăng trưởng tín dụng trong những tháng đầu năm. Tại kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vừa qua, lãnh đạo VIB tiết lộ, tính đến ngày 20/3 tăng trưởng tín dụng của ngân hàng ở mức gần 3%, cao hơn so với tăng trưởng chung của toàn ngành.

Tăng trưởng tín dụng nhưng thận trọng với chất lượng tín dụng (ảnh: Như Ý).

Dư nợ cho vay của Nam A Bank đạt gần 175.000 tỷ đồng trong các tháng đầu năm nay, tăng gần 4% và hoạt động đầu tư giấy tờ có giá đạt gần 27.400 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2024. Kết quả, riêng trong 2 tháng đầu năm, lợi nhuận Nam A Bank đạt hơn 900 tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ và thực hiện 18% mục tiêu 5.000 tỷ đồng của cả năm.

TPBank dự kiến lợi nhuận đạt 2.100 tỷ đồng vào cuối quý I, tương đương mức tăng trưởng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Theo TPBank, động lực tăng trưởng này đến từ sự mở rộng hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa hiệu quả tài chính và kiểm soát chi phí hiệu quả. Dư nợ cho vay khách hàng cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, đạt 263.920 tỷ đồng và dự báo sẽ lên khoảng 269.000 tỷ đồng vào cuối quý I khi lãi suất thấp.

Tín dụng cải thiện ngay từ đầu năm đang hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm nay, nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang dựa rất lớn vào vốn ngân hàng. Để tạo chủ động cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đang điều hành cơ chế tín dụng thông thoáng hơn với mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục được duy trì ở mức thấp.

Cảnh báo chất lượng tín dụng?

Theo nhóm chuyên gia VIS Rating, tỷ lệ tín dụng/GDP nước ta đã lên tới 138%, nằm trong nhóm quốc gia sử dụng đòn bẩy tín dụng cao nhất thế giới. Con số này cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như nợ xấu gia tăng, lạm phát cao, bong bóng tài sản… Vì vậy, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế cần phải hết sức thận trọng.

Nếu tín dụng tăng "nóng" khi không kiểm soát được đường đi của dòng vốn, tiền chảy vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản… thì sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra. Đặt trong bối cảnh ngân hàng và các tập đoàn bất động sản sân sau có mối quan hệ chặt chẽ như hiện nay, việc dòng vốn “lệch pha” là hoàn toàn có thể xảy ra nếu không giám sát chặt chẽ. Thực tế, nợ xấu đang tăng nhanh chính là cảnh báo rõ nét cho các ngân hàng.

Báo cáo tài chính của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến cuối năm 2024, tổng số dư nợ xấu của các ngân hàng đã tăng 17% so với đầu năm. Riêng nợ xấu nhóm 5 của các ngân hàng tăng tới 39,3%. Thậm chí, một số ngân hàng như Techcombank, ABBank còn có tốc độ gia tăng nợ nhóm 5 trên 100%.

TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam - cảnh báo, nếu các ngân hàng chạy đua cho vay thì chất lượng tín dụng có thể không kiểm soát được và nợ xấu gia tăng là khó tránh.

Theo chuyên gia này, dù cầu vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là rất cần thiết, song tín dụng vẫn phải tăng trong vòng kiểm soát. Việc kiểm soát tín dụng cũng là để thúc đẩy các kênh huy động vốn khác phát triển, đặc biệt là kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Theo Ngọc Mai

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập công ty sản xuất điện VinEnergo, góp vốn bằng lượng cổ phiếu trị giá gần 2.300 tỷ đồng

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ chuyển quyền sở hữu 35,04 triệu cổ phiếu VIC sang VinEnergo để góp vốn.

Tranh thủ 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ gửi thư khẩn yêu cầu đối tác tại châu Á làm 'như thể không có ngày mai' để tích hàng

Việc thuế đối ứng bị Tổng thống Donald Trump thay đổi liên tục khiến chuỗi cung ứng tại Châu Á gặp biến động mạnh, từ tạm ngừng xuất khẩu đến thay đổi 180 độ chạy hết công suất trước thời hạn 90 ngày.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Mới đây, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này phản đối quyết liệt trước các biện pháp thuế quan "thiếu kiểm soát" của Mỹ.

Sau 1 tuần biến động mạnh chưa từng thấy, một CTCK hạ dự báo VN-Index năm 2025 từ 1.460 điểm xuống 1.100 điểm

Mức điểm 1.100 điểm của VN-Index như dự báo mới tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 5%, và mức định giá P/E của VN-Index giảm xuống 11,9, so với thời điểm cuối 2024 ở mức 14,6 lần.