"Tay mơ" chẳng hề có chút kiến thức nhưng người đàn ông vô gia cư gây dựng đế chế tequila đắt hàng nhất thế giới, sau đó bán lại với giá hơn 124.000 tỷ VND

08/01/2024 08:50 AM | Sống

“Êm hơn bất cứ thứ gì chúng tôi từng nếm trước đây,” DeJoria nhận xét.

"Tay mơ" chẳng hề có chút kiến thức nhưng người đàn ông vô gia cư gây dựng đế chế tequila đắt hàng nhất thế giới, sau đó bán lại với giá hơn 124.000 tỷ VND - Ảnh 1.

Tỷ phú John Paul DeJoria. (Ảnh: Forbes)

Khi bắt đầu bán rượu tequila, John Paul DeJoria là người rất sành sỏi về kinh doanh nhưng lại “chẳng biết gì” về ngành công nghiệp rượu. Vì vậy, khi bỏ một số tiền khổng lồ – theo lời DeJoria nói – “vài triệu đô la” để đồng sáng lập Patrón Spirits vào năm 1989, ông có thể gặp phải thảm họa.

Gạt bỏ những rủi ro về tài chính và danh tiếng mà mọi người xung quanh cảnh báo, DeJoria tin rằng mình có một sản phẩm vượt trội hơn bất kỳ sản phẩm nào khác trên thị trường và biết mình có thể bán được nó. Ông chỉ cần có đủ người để thử nó trước.

“Tôi cảm thấy đó là việc phải làm,” vị tỷ phú 79 tuổi nói với CNBC. “Và tôi đã làm được.”

DeJoria từng là một bảo vệ tòa nhà, nhân viên bán sách tận nhà và lâm vào cảnh vô gia cư khi phải sống trong xe ô tô. Năm 1980, ông hợp tác với nhà tạo mẫu tóc Paul Mitchell để thành lập hãng sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc John Paul Mitchell Systems. Từ khoản vay 700 USD (khoảng 17 triệu VND), cả hai đã phát triển hãng thành một thương hiệu toàn cầu với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm, CNBC đưa tin vào năm 2017.

Chín năm sau, đối tác kinh doanh của DeJoria là Martin Crowley trở về sau chuyến công tác tới Mexico cùng với một ít rượu tequila chất lượng cao: “Êm hơn bất cứ thứ gì chúng tôi từng nếm trước đây,” DeJoria nhận xét về loại rượu trên.

Bộ đôi đã ủy quyền cho một nhà chưng cất rượu Mexico tên là Francisco Alcaraz để thực hiện đơn hàng 1.000 thùng với 12.000 chai. Mỗi chai tốn khoảng 20 USD để sản xuất. Vì thế, cả hai đưa ra mức giá bán là 37,95 USD/chai nhưng không khách hàng nào tỏ ra hứng thú. DeJoria cho biết các nhãn hiệu phổ biến vào thời điểm đó có giá chỉ từ 5 đến 15 USD một chai.

Khi các nhà phân phối từ chối sản phẩm, bộ đôi bán cho các nhà hàng và quán bar quanh Los Angeles với số lượng nhỏ, đồng thời tặng hàng dùng thử miễn phí cho những người bạn nổi tiếng của DeJoria, như tài tử Hollywood Clint Eastwood.

“Chúa ơi, họ rất thích nó và tiếp tục đặt hàng lại”, DeJoria nói. “Chúng tôi không biết gì về ngành rượu cả nhưng chúng tôi biết đó là loại rượu tequila ngon nhất thế giới. Chúng tôi chỉ cần thuyết phục mọi người dùng thử và họ sẽ tự chiêu đãi mình bằng cách chi thêm vài đô la cho sản phẩm tốt nhất”

Ngày nay, Patrón là một trong những nhãn hiệu rượu tequila bán chạy nhất thế giới với doanh số khoảng 3 triệu thùng mỗi năm. Năm 2018, nó được Bacardi Limited mua lại với giá 5,1 tỷ USD (124.000 tỷ VND). DeJoria nắm giữ 70% cổ phần của Patrón vào thời điểm đó. Forbes hiện ước tính giá trị tài sản ròng của ông vào khoảng 3 tỷ USD.

Tham khảo: CNBC

Theo Yến Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Trần Đình Long nói về dự án thép 100.000 tỷ đồng của Xuân Thiện: "Chúng tôi không sợ cạnh tranh, chúng tôi đứt dây thần kinh sợ lâu rồi"

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho rằng, cạnh tranh thời nào cũng có, nếu không phải thép xanh Nam Định thì sẽ là thép xanh Ninh Bình, thép xanh Hà Nam. Quan điểm của tỷ phú Trần Đình Long là: "Kệ, mình cứ làm bình thường".

Đỉnh điểm bong bóng: Một công ty AI chưa có sản phẩm, mới thành lập được vài tháng, chỉ có 29 nhân viên đã huy động được 2 tỷ USD, định giá 10 tỷ USD

Tại sao các nhà đầu tư lại rót số tiền khổng lồ và định giá doanh nghiệp non trẻ ở mức khủng như vậy?

Chuyên gia Hàn Quốc: Việt Nam có thể học hỏi mô hình BTS để xuất khẩu thương hiệu quốc gia ra thế giới

Chuyên gia Hàn Quốc chia sẻ, trong xây dựng thương hiệu quốc gia cần dựa trên đổi mới sáng tạo với các trụ cột: công nghệ, giáo dục, hạ tầng, ngoại giao mềm và văn hóa.

Lần lộ diện hiếm hoi của David Thái - "cha đẻ" chuỗi Highlands Coffee: Sẽ mở 10.000 quán cà phê ở Việt Nam, nói không với nhượng quyền

Về kế hoạch mở rộng chuỗi trong tương lai, theo ông David Thái, ở trong nước do dư địa còn rất nhiều nên Highlands Coffee có thể mở đến 10.000 cửa hàng. Tại các thị trường mới, chuỗi sẽ mang mô hình bán lẻ Cà phê Đặc sản Việt Nam ưu tiên đến Đông Nam Á, Bắc Á… Tập đoàn Jollibee là đối tác chiến lược – vận hành nhưng không can thiệp vào công việc quản lý ở Highlands Coffee.