Startup AI tuyên bố phá sản: quảng cáo là AI lập trình nhưng thực chất là thuê coder Ấn Độ

30/05/2025 09:21 AM | Công nghệ

Câu chuyện cảnh tỉnh về việc marketing đi trước kỹ thuật một thập kỷ.

Trong kỷ nguyên bùng nổ startup ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Builder.ai từng nổi lên như một biểu tượng táo bạo, với lời quảng cáo “tạo phần mềm dễ như gọi pizza”. Được thành lập vào năm 2016, công ty khởi nghiệp này hứa hẹn sẽ giúp bất kỳ ai có thể phát triển phần mềm, bất kể họ có biết lập trình hay không. Builder.ai khẳng định sử dụng AI để giúp người dùng tạo ra những ứng dụng tùy ý người dùng.

Tám năm sau, với hơn 445 triệu USD vốn đầu tư, định giá vượt mốc 1,3 tỷ USD, cùng sự hậu thuẫn từ Microsoft và Quỹ đầu tư quốc gia Qatar, Builder.ai vẫn sụp đổ như một lâu đài cát dưới cơn sóng thực tế. Tháng 5/2025, công ty nộp đơn phá sản.

Giấc mộng được dẫn dắt bởi AI hay chỉ là ảo ảnh?

Xuất thân từ London, startup Builder.ai ra đời vì nhà đồng sáng lập dự án Sachin Dev Duggal thất vọng với quy trình phát triển phần mềm truyền thống. Giải pháp mà ông đưa ra có vẻ mang tính cách mạng: kết hợp thư viện mã mô-đun, đội ngũ lập trình viên toàn cầu và một lớp AI điều phối trung tâm, cụ thể là trợ lý ảo Natasha trong nền tảng “Builder Studio”.

Nhưng thực tế phũ phàng rồi cũng bị phơi bày. Một phóng sự điều tra năm 2019 do The Wall Street Journal thực hiện đã vạch trần rằng, phần lớn công việc vẫn do các lập trình viên Ấn Độ đảm nhận, không hề có cuộc cách mạng sinh ra từ AI nào. Hệ thống trí tuệ nhân tạo của Builder.ai chỉ là lớp vỏ tiếp thị. “Toàn kỹ sư, không AI”, tờ báo mô tả.

Startup AI tuyên bố phá sản: quảng cáo là AI lập trình nhưng thực chất là thuê coder Ấn Độ- Ảnh 1.

Builder.ai quảng cáo là dùng AI lập trình, nhưng thực ra là coder Ấn Độ - Ảnh: Internet.

Dẫu vậy, câu chuyện về một nền tảng trí tuệ nhân tạo giàu tiềm năng vẫn đủ sức làm mờ mắt nhà đầu tư. Builder.ai liên tục gọi vốn thành công, đạt đỉnh vào năm 2023 với khoản đầu tư 250 triệu USD từ QIA và cái bắt tay chiến lược với Microsoft.

Nhưng những vết nứt bắt đầu xuất hiện. Nguồn tin nội bộ tiết lộ rằng công ty đã nhiều lần sử dụng các dự báo doanh thu không thực tế và những tuyên bố cường điệu về AI để duy trì dòng vốn. Song song đó, tham vọng mở rộng tại Đông Nam Á và Trung Đông khiến chi phí đội lên nhanh chóng.

Đến tháng 5/2025, khi Viola Credit - một trong những “chủ nợ” lớn nhất - đã thu giữ 37 triệu USD từ tài khoản công ty vì vi phạm cam kết tài chính, mọi thứ đổ bể. CEO Manpreet Ratia mới nhậm chức chưa đầy 60 ngày đã buộc phải tuyên bố phá sản với khi công ty chỉ còn 5 triệu USD tiền mặt.

Builder.ai đã báo cáo sai lệch về sức khỏe tài chính, tô vẽ tình hình để giữ chân nhà đầu tư. Nhưng thứ thực sự khiến công ty sụp đổ là sự “lệch pha” giữa hình ảnh mà họ xây dựng và năng lực vận hành thật sự.

Một hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành AI

Sự sụp đổ của Builder.ai là minh chứng điển hình cho hiện tượng “tẩy trắng bằng AI - AI washing”, khi các công ty gắn mác AI cho sản phẩm công nghệ truyền thống để tạo sức hút. Bên cạnh đó, việc startup này phá sản cũng là lời nhắc nhở rằng: mọi thương vụ AI, trước hết, cần thẩm định kỹ thuật nghiêm túc.

Startup AI tuyên bố phá sản: quảng cáo là AI lập trình nhưng thực chất là thuê coder Ấn Độ- Ảnh 2.

Dù vậy, triển vọng cho thị trường low-code/no-code vẫn sáng. Theo công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin Gartner, đến năm 2028, 60% ứng dụng doanh nghiệp mới sẽ được phát triển qua các nền tảng này, với tổng giá trị thị trường toàn cầu năm 2025 dự kiến đạt 26 tỷ USD.

Từng được ca tụng bởi Gartner và góp mặt trong danh sách Fast Company, được hậu thuẫn bởi các tên tuổi lớn và các nhà đầu tư đình đám, Builder.ai từng là đại diện sáng giá cho làn sóng AI. Nhưng rốt cuộc, họ đã nhầm lẫn giữa sự nổi tiếng với năng lực thật sự, giữa quy mô bề nổi với nền tảng bền vững.

Và câu chuyện của Builder.ai không đơn giản là một thất bại trong lĩnh vực công nghệ, mà là bài học xương máu về những hậu quả của hai chữ “giả vờ”.


Theo Kim

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Đại hội bất thường Hiệp hội Blockchain Việt Nam: Đổi tên mới, bầu bổ sung nhiều "sếp" Techcombank, Nam Á Bank vào BCH

Theo Hiệp hội này, việc đổi tên khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của Mạng dịch vụ đa chuỗi Blockchain Việt Nam (VBSN), hướng tới hệ sinh thái blockchain toàn diện, bền vững, mang tầm vóc quốc gia.

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cảnh báo các chiêu quảng cáo dễ khiến người mua BĐS sập bẫy: 'Sống chuẩn resort ngay giữa lòng thành phố', 'Đầu tư ngay chỉ cần 0 đồng vốn tự có'...

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong bối cảnh thị trường bất động sản phát triển mạnh, nhiều kênh quảng cáo từ chủ đầu tư, đại lý, đến nhân viên môi giới đang nở rộ. Tuy nhiên, đi cùng với sự sôi động là những rủi ro tiềm ẩn mà người mua nhà cần cảnh giác. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã khuyến cáo người dân một số nội dung quan trọng.

Nữ CEO 9X 'buôn muối' gây sốt sau Chương trình Gia đình Haha: Bán muối Sa Huỳnh đắt gấp 50 lần, từng nhiều đêm mất ngủ vì khách phàn nàn 'sao muối có cặn'

Từ một phân cảnh ngắn trên show Gia đình Haha, cô gái bán muối sản xuất trên nền đất bất ngờ gây sốt mạng xã hội, kéo theo thương hiệu Sahu leo top tìm kiếm Shopee.

CEO Ninety Eight Nguyễn Thế Vinh kể chuyện 2 lần ‘phá sản’ và khởi nghiệp lần 3 tạo sản phẩm blockchain Top 5 thế giới

Khởi nghiệp với blockchain của CEO Ninety Eight (trước đây là Coin98) là ngã rẽ bất ngờ bởi Nguyễn Thế Vinh không có tiền, không có người đồng hành. Sau 2 lần “phá sản”, Vinh gia nhập Coin98 và trở thành đồng sáng lập, đồng thời tạo nên ví multi-chain có hơn 10 triệu người dùng và startup blockchain với vốn hoá có lúc vượt 1,1 tỷ USD.