Những điều sếp không nên bắt nhân viên làm

09/02/2014 15:09 PM | Quản trị

Dưới đây là những điều mà các ông chủ không nên sử dụng quyền lực của mình để yêu cầu nhân viên phải làm.

1. Khiến cho nhân viên cảm thấy họ nên tham gia các sự kiện “xã hội”

Một số người không thích giao thiệp nếu như không liên quan tới công việc. Đó là lựa chọn của họ trừ khi cấp trên làm điều gì đó để khiến họ cảm thấy cần phải tham gia. Chỉ cần trong lời mời có sự khác nhau về ngôn từ cũng khiến cho nhân viên cảm thấy áp lực hơn trong việc lựa chọn giữa tham gia hoặc không tham gia.

Những sự kiện xã hội tốt nhất có thể là tiệc giáng sinh cho những đứa trẻ, đi dã ngoại ở công viên hay các sự kiện thể thao. Hãy chọn 1 hoặc 2 chủ đề có độ bao phủ rộng để tự bản thân sự kiện đó thu hút được nhiều người tham gia

2. Làm cho nhân viên cảm thấy họ nên ủng hộ cho một tổ chức từ thiện

The United Way là hội từ thiện với mục tiêu 100% nhân viên các công ty cần tham gia. Điều này trở nên tồi tệ hơn bởi việc những người giám sát báo cáo kết quả gây quỹ chính là quản lý của nhà máy sẽ gây áp lực với các nhân viên do họ cần phải cân nhắc số tiền ủng hộ quỹ sao cho không thể kém so với người khác.

The United Way là một tổ chức từ thiện lớn, có ích và rất đáng được ủng hộ. Tuy nhiên các ông chủ tốt hơn là đừng bao giờ gây áp lực lên nhân viên. Để cho việc đóng góp xuất phát từ sự tình nguyện và đừng để cho nhân viên có ấn tượng rằng họ đang bị giám sát trên cơ sở từng cá nhân.

3. Yêu cầu nhân viên làm điều tương tự như nhân viên khác

Bạn giao cho Marty một dự án và nhận ra cô ấy sẽ không thể hoàn thành dự án đó. Với sự thất vọng của mình, bạn lại chỉ định cho Sarah hoàn thành nốt dự án.

Có thể cô ấy thấy hài lòng vì bạn đã tin tưởng để cô ấy làm việc nhưng khi biết bạn thực ra đã coi trọng người khác hơn, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy không thể vui mừng. Hãy giải quyết riêng với Marty và đừng lôi thêm Sarah vào việc này.

4. Để nhân viên không có thức ăn vào giờ ăn

Các ông chủ không nên mời nhân viên ra ngoài để đi uống sau giờ làm việc, tức là từ 6h tối. Đây là thời gian nếu có sẽ để dành cho việc ăn tối của công ty chứ không phải là đi uống rượu.

Điều đó cũng tương tự với giờ ăn trưa. Nếu phải làm việc vào giờ ăn trưa thì hãy cung cấp đầy đủ đồ ăn cho nhân viên.

5. Yêu cầu nhân viên đánh giá bản thân họ

Một nhân viên làm việc tốt luôn băn khoăn về nhu cầu tự đánh giá bản thân bởi các ông chủ đều đã biết hiệu quả công việc của từng nhân viên. Xét theo khía cạnh nào đó, những nhân viên chưa thể hiện tốt ít khi đánh giá họ đã làm việc tồi. Điều đó có thể biến một việc làm tính xây dựng trở thành cuộc tranh cãi.

Việc tự đánh giá khá lãng phí thời gian. Nếu các ông chủ mong muốn nhận sự phản hồi, hãy hỏi nhân viên bạn có thể làm gì để phát triển kỹ năng hay sự nghiệp của họ trong tương lai. Đó mới là thông tin mà họ vui lòng muốn chia sẻ.

6. Yêu cầu nhân viên đánh giá đồng nghiệp

Không ai muốn phê bình những người làm việc cùng mình. Có thể các ông chủ cho rằng việc đánh giá được giữ bí mật nhưng trong thực tế, mọi người luôn nhận ra được ai đang nói về ai.

Những ông chủ hầu như biết rõ các nhân viên rất tường tận rồi mới ghép họ vào làm việc theo nhóm hoặc theo cặp. Vì vậy việc đánh giá đồng nghiệp là không cần thiết.

7. Tiết lộ thông tin cá nhân vì mục đích “xây dựng đội ngũ”

Mục đích của việc này là để mọi người biết những điều mà họ chưa rõ về những người kia. Tuy nhiên, việc mọi người không biết về ai đó là do người đó không muốn cho những người khác biết. Hiểu chi tiết về người khác không giúp cho các nhân viên làm việc tốt hơn. Ngay cả ông chủ cũng không thể biết được hết về nhân viên của mình, đặc biệt là những vấn đề riêng tư mà họ đã không muốn tiết lộ. Điều quan trọng là sự thể hiện của nhân viên trong quá trình làm việc và hãy để họ có những bí mật của riêng mình.

8. Yêu cầu nhân viên nhắc nhở mình

Có một ông chủ luôn yêu cầu nhân viên ra dấu cho ông trong các cuộc họp nếu ông có dấu hiệu dông dài. Tuy nhiên trong những lần được ra dấu hiệu như vậy, ông ấy đều phất tay vẻ không hài lòng bởi ông cho rằng điều ông ấy nói là quá quan trọng nên không thể cắt bỏ.

Các ông chủ không nên yêu cầu nhân viên giám sát các hành động hay sự thể hiện của mình. Đối với các nhân viên, đó là hoàn cảnh khó xử mà họ không muốn vướng vào chút nào.

9. Yêu cầu nhân viên làm những việc mà ông chủ không làm

Các nhân viên sẽ quan tâm nhiều hơn nữa và sẽ sẵn sàng làm những điều mà ông chủ của họ cũng làm. Ví dụ như một giám đốc có thể cùng chuyển hàng với các công nhân nếu như muốn nhanh chóng đáp ứng được thời hạn của khách hàng. Việc này sẽ khiến cho những người cấp dưới cảm thấy hăng say và nhiệt tình hơn với công việc. Khi mà các ông chủ không làm một công việc gì đó thì tốt hơn là đừng bắt các nhân viên phải làm.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM