5 DN lớn đối xử với nhân viên “tệ bạc” hơn cả Amazon

27/08/2015 10:35 AM | Quản trị

Trong thời gian vừa qua, tạp chí Times đã công khai về môi trường làm việc đầy bất cập ở Amazon. Đó quả là 1 môi trường làm việc khủng khiếp khi mà 1 cựu nhân viên ở công ty này từng tuyên bố: “Thà thất nghiệp còn hơn là nhân viên ở Amazon.”.

Tuy nhiên, Amazon không phải là công ty duy nhất trên thế giới đối xử “tệ bạc” với nhân viên như vậy.

Microsoft: Bảng xếp hạng tàn khốc

Ý tưởng ban đầu là xếp hạng thành tích các nhân viên trong công ty từ tốt nhất xuống kém nhất, và sau đó là loại bỏ sự “kém nhất” đó. Việc đánh giá sẽ được thực hiện riêng biệt ở mỗi phòng ban để có kết quả khách quan cho mỗi loại công việc. Những người xuất sắc nhất sẽ được trả lương rất cao, trong khi đó, những người kém nhất sẽ bị sa thải ngay lập tức. Tuy đó là cách hữu hiệu nhất để loại bỏ những người kém cỏi ra khỏi Microsoft, nhưng điều đó lại khiến các nhân viên ở đây cảm thấy thật khắc nghiệt. Sự cạnh tranh, ganh đua đã gây ra áp lực tột cùng cho các nhân viên.

Vấn đề ở điểm: Nếu cả 3 người trong nhóm đều là “thiên tài”, thì việc 1 trong số họ có thành tích kém hơn 1 chút so với những người còn lại, bị loại ra khỏi Microsoft là điều vô cùng đáng tiếc. Từ khi “bảng xếp hạng” này được đưa ra, thì cách duy nhất để đảm bảo cá nhân bạn không bị sa thải là làm cho đồng nghiệp của bạn có kết quả kém đi. Và có rất nhiều nhân viên đã dành thời gian để tìm hiểu về quy định trong văn phòng hơn là tập trung tối đa cho công việc.

H&M: Bóc lột sức lao động

Rất nhiều cơ sở sản xuất của H&M được đặt ở các nước còn nghèo, có nền kinh tế đang phát triển. Trên thực tế, điều này là giúp ích cho nền kinh tế địa phương của khu vực đó và cung cấp việc làm cho hàng nghìn người lao động không được giáo dục đầy đủ. Tuy nhiên, ở mặt khác, theo 1 kết quả điều tra về hãng thời trang bình dân giá rẻ H&M này, tình trạng trẻ em bị bóc lột sức lao động khi làm việc diễn ra rất phổ biến.

Đầu năm 2015, HRW đã điều tra ở xưởng H&M ở Campuchia. Có tới 1/3 số trẻ em là lực lượng lao động bất hợp pháp. Tình trạng ngất xỉu do bị ngạt khí trong nhà máy xảy ra thường xuyên. Khi những người công nhân đình công và đòi tăng lương (vào năm 2014, họ được trả 160 dola/tháng), và bị chính phủ dập tắt ngay lập tức.

Năm 2010, 1 nhà máy ở Bangladesh đã bị cháy, giết chết 21 người. Khi đó, các thiết bị phòng chống cháy nổ hết hạn sử dụng từ lâu.

Walmart: Trả lương thấp nhất có thể

Trong nhiều năm, triết lý kinh doanh của Walmart là trả lương cho nhân viên thấp nhất có thể. Vì vậy, vào năm 2013, hàng loạt cuộc biểu tình được công nhân tổ chức ra để yêu cầu Walmart tra tối thiểu 25000 dola/năm.

Cũng trong năm đó, 2 nghị sĩ Mỹ gồm Elijah Cummings và Henry Waxman đã điều tra ra: 1 chi nhánh của Walmart có các hành vi rửa tiền và gian lận thuế 1 tỷ đola. Nếu chỉ nhân với số lượng cửa hàng và chi nhánh của Walmart trên toàn nước Mỹ thôi thì con số cũng thật khó tin nổi.

Rất may, sau những “bê bối” trên, vào hè năm 2015 vừa qua, Walmart đã tăng lương cho 100000 nhân viên của mình. Và đó hẳn là hành động đúng đắn của ban điều hành Walmart.

Apple: Trẻ em làm việc trong môi trường nguy hiểm

Tháng 12/2014, theo như kết quả điều tra bí mật của BBC từ nhà máy của Apple ở Trung Quốc, các công nhân ở đây đã phải làm việc trong môi trường vô cùng khắc nghiệt. Họ phải làm hơn 60h/tuần, và đôi khi làm việc không ngừng nghỉ trong 18 ngày liên tục. Bị bắt buộc phải làm ca đêm, quản lý không quan tâm bạn mệt đến thế nào. Ký túc xá luôn trong tình trạng quá tải, và 1 giấc ngủ trọn vẹn là điều quá xa xỉ với các công nhân ở đây.

Cuộc điều tra được tiến hành thêm ở Indonesia. Tuy Apple đã cam kết, nhưng BBC vẫn phát hiện ra các trẻ em ở độ tuổi 12 đang làm việc trong trạng thái lo sợ vì tình trạng sạt lở đất có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Apple phản biển rằng họ đã mỗ lực mua lại các khu mỏ này để có thể cải tạo và thúc đẩy sự thay đôi ở khu vực này.

Sears: Bóc lột và tra tấn công nhân

Chuỗi quần áo bán lẻ Sears đã khét tiếng về việc bóc lột sức lao động của công nhân ở nước ngoài. Vào cuối năm 2012, sự thật đã được tiết lộ đã có 112 người bị thiệt mạng trong vụ cháy ở một nhà máy ở Bangladesh. Và trong quá khứ, có những sự việc còn khủng khiếp hơn rất nhiều.

Năm 2003, một nhà máy ở Samoa sử dụng cho gia công phần mềm của Sears và JC Penney. Người lao động (chủ yếu là từ Việt Nam và Trung Quốc) đã được đưa tới các nhà máy với khoản nợ cho chi phí cho môi giới việc làm rất lớn. Họ cũng đã cắt giảm lương vì những lỗi vi phạm nhỏ nhặt và nhận được khoảng 500 đola cho 9 tháng làm việc. Thực phẩm là xa xỉ khi mà 1kg thịt gà được chia đều cho 251 người trong bữa ăn. Khi các công nhân phàn nàn, quản lý tắt điện trong nhà máy, làm cho nhiệt độ tăng cao đến mức nguy hiểm cho các công nhân ở đây.

Phương Đặng

Cùng chuyên mục
XEM