Nhìn rõ lòng người là kỹ năng cực quan trọng, biết người biết mình thì vạn sự tự hanh thông: Chỉ cần chú ý 8 điều nhỏ này
Thấu hiểu lòng người không chỉ là yếu tố để xây dựng và duy trì những mối quan hệ lành mạnh và tích cực, mà còn góp phần giúp con người làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn trong cuộc sống.
Thấu hiểu người đối diện là khả năng hiểu biết và nhận thức, là sự kết hợp trải nghiệm giữa cảm nhận và suy nghĩ của con người. Thấu hiểu có thể là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một người có thể có. Nhìn chung, thấu hiểu không chỉ là yếu tố để xây dựng và duy trì những mối quan hệ lành mạnh và tích cực, mà còn góp phần giúp con người làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn trong cuộc sống.
Quan sát người khác là một kỹ năng không khó, chỉ cần dành thời gian tập luyện là được. Việc nhận thức về một vài mẫu người giúp tìm ra những người có tính cách tuyệt vời và định hình con người mà bạn muốn trở thành. Chỉ đơn giản chú ý một chút thì chúng ta có thể thu thập được rất nhiều thông tin về người khác. Theo các chuyên gia tâm lý học, chú ý 8 điều nhỏ nhưng tinh tế này đối với những người mà bạn gặp gỡ, bạn có thể hiểu họ thực sự là người thế nào:
Cách họ đối xử với nhân viên phục vụ
Cách mọi người đối xử với nhân viên làm việc trong lĩnh vực bán lẻ, phục vụ đồ ăn hay khách sạn thể hiện khá nhiều về con người họ. Tại sao vậy? Bởi vì khi bạn tương tác với nhân viên phục vụ, bạn ở vị thế quyền lực hơn. Người nhân viên luôn phải tỏ ra thân thiện với bạn vì “khách hàng luôn luôn đúng”.
Việc đối xử với nhân viên phục vụ một cách tệ hại cho thấy bạn là người thiếu tử tế, đồng cảm và tự trọng. Bởi vì người có lòng tự trọng sẽ không bao giờ thể hiện như thể họ ở trên bất kỳ ai.
Thói quen ứng xử lịch sự
Nhiều người tỏ ra bất ngờ khi thấy những người khác cư xử quá lịch sự trong cuộc sống hàng ngày. Điều đáng ngạc nhiên là trong thực tế, rất hiếm khi chúng ta ứng xử đúng tiêu chuẩn cơ bản. Bởi vậy, những người thường xuyên nói “Làm ơn” hay “Cảm ơn” thì thường là những người hiểu biết xã hội. Bạn có thể khiến ai đó vui vẻ, giảm bớt xích mích và tận hưởng cuộc sống dễ dàng hơn chỉ bằng một vài từ lịch sự đơn giản.
Cách đi đứng
Khi Barack Obama bước vào một căn phòng, ông luôn thể hiện phong thái tự tin. Ông ấy vừa thân thiện, vừa quyền lực và thu hút sự chú ý của người khác, mặc dù ông ấy không bao giờ để ý việc người khác đánh giá. Những người có dáng vẻ đường hoàng như vậy luôn khiến đối phương cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc.
Cuốn sách “Nghệ thuật của sự quyến rũ” có nhắc tới một nghệ thuật giao tiếp được gọi là “Kỹ thuật cửa ra vào”. Đơn giản là bạn luôn thể hiện dáng vẻ tự tin với thứ thường thấy mỗi ngày ngay từ cửa ra vào. Mỗi lần bước qua cửa, bạn kiểm tra lại tư thế của mình. Liệu mình đứng thẳng chưa hay lưng có bị gù không? Mình bước đi nhẹ nhàng hay đang kéo lê đôi dép?
Cách phản ứng trong tình huống khó chịu
Trong khi xếp hàng tại cửa hàng tiện lợi, một người đàn ông ở phía trước đang yêu cầu thêm nước sốt vào cái bánh cuộn, nhưng người nhân viên không nghe thấy. Người bạn đi cùng với người đàn ông nhìn vào ông ta như thể muốn nói: “Anh không định nhắc lại à?” nhưng anh ta chọn không nói. Nếu nói ra anh ta có thể gây ra xích mích với người đàn ông.
Đó là một ví dụ đơn giản, nhưng những tình huống như vậy cho thấy cách một người trải qua cuộc sống của mình, cách họ giải quyết vấn đề lớn hơn khi xảy ra va chạm xã hội lớn hơn. Liệu con người ta sẵn sàng phản ứng hay chỉ giữ im lặng vì thấy an toàn hơn.
Cách phản ứng khi người khác gặp vận may
Để biết liệu một người sẽ ủng hộ hay ghen tỵ với thành công của người khác, hãy xem nét mặt và ẩn ý trong lời nói của họ. “Quan tâm giả tạo” là một người tỏ ra quan tâm, nhưng thực chất chỉ tìm cách phá hoại thành công của người khác.
Ví dụ như khi một người nói rằng họ mới kiếm được một khoản tiền sau vụ đầu tư vừa rồi, thì có người khác nói rằng: “Trời, vậy thì anh sẽ phải đóng rất nhiều thuế kinh doanh, thôi tiết kiệm tiền đi để nộp thuế”. Vậy sự quan tâm đó là giúp đỡ hay chỉ là phá rối.
Cách họ chia sẻ kinh nghiệm và thách thức
Bạn có phải đi học những kỹ năng chuyên môn để giúp phát triển doanh nghiệp của mình không? Khi đó bạn sẽ ngồi nghe một số người giảng dạy về lĩnh vực của họ, họ sẽ nói về những kiến thức thu thập được, những kinh nghiệm hay những thách thức mà họ trải qua. Và ngôn ngữ vô cùng hữu ích, chỉ cần lắng nghe thì bạn có thể cảm nhận được người đó từng trải qua hay chỉ lý thuyết suông về vấn đề đó. Từ đó bạn biết được ai là người mình nên theo học.
Khi trả lời các câu hỏi như “Gần đây bạn thế nào?”, “Có chuyện gì mới không?”
Nhiều người sẽ trả lời theo cách mặc định: “Tốt”, “Tôi ổn” hay “Vẫn vậy thôi”. Nhưng người luôn chuẩn bị những điều mới mẻ sẽ thu hút người khác hơn cả. Họ sẽ nói về những dự án đang ấp ủ, những sở thích thú vị hay những ý tưởng mà họ đang nghĩ tới.
Cách trẻ em và vật nuôi phản ứng với họ
Có lẽ, trẻ em có giác quan thứ sáu, bởi khi khả năng suy luận phức tạp chưa phát triển đầy đủ, chúng sẽ tập trung nhiều vào cảm xúc, trạng thái của người khác. Trẻ em không dựa trên suy nghĩ của chúng về điều bạn nói hay sự bằng lòng của bạn mà trẻ em chỉ để ý tới nét mặt và cách bạn thể hiện bản thân. Khi bạn không thật lòng với trẻ em, chúng hoàn toàn có thể nhận ra.
Việc luôn luôn để ý hết những điều nhỏ nhặt như trên không hề dễ dàng. Nhưng việc quan sát và để ý tới những cứ chỉ, hành vi của người khác có ảnh hưởng rất lớn tới bạn. Bạn càng để ý kỹ chừng nào thì càng tìm được những con người tuyệt vời xung quanh để làm giàu thêm cuộc sống của bạn.
Theo Medium