"Gót chân Asin" của Ả rập Xê út

06/06/2016 10:54 AM | Kinh tế vĩ mô

Giới trẻ Ả Rập tin rằng việc thiếu công ăn việc làm và những cơ hội sự nghiệp là lý do chính khiến người ta gia nhập ISIS.

Cuộc khảo sát Thanh niên Ả Rập (Asda'a Burson-Marsteller) năm 2016 đã khảo sát 3.500 người đàn ông và phụ nữ Ả Rập trong độ tuổi từ 18-24 và phát hiện ra rằng giới trẻ Ả Rập tin rằng việc thiếu công ăn việc làm và những cơ hội sự nghiệp là lý do chính khiến người ta gia nhập ISIS.

Vấn nạn thất nghiệp kéo dài đã 13 năm

Sau tàn tích của cuộc tấn công khủng bố 2003 được tiến hành tại những quốc gia Riyadh ở Ả rập Xê út, Quốc vương Abdulla tuyên bố rằng nạn thất nghiệp của giới trẻ là thách thức lớn nhất của quốc gia này lúc bấy giờ.

13 năm trôi qua và vấn đề này vẫn là áp lực thường trực cho đất nước Ả Rập.

“Abdullah chỉ ra rằng nạn thất nghiệp ở giới trẻ là thách thức an ninh số 1 của Ả rập Xê út, và hiện tại thì quả thật là như vậy”, Helima Croft, trưởng bộ phận chiến lược cộng đồng ở RBC Capital Markets, chia sẻ với Business Insider. Đó là gót Gót chân Asin của Ả rập Xê út – câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào để giải quyết tình trạng dân số trẻ đang thất nghiệp ở đất nước này”.

Theo một khảo sát năm 2014 từ Tổ chức Lao động Thế giới (ILO),gần 2/3 dân số Xê út dưới 30 tuổi, nhưng khoảng 30% nhóm dân số từ 15- 24 tuổi đang thất nghiệp.

Thêm vào đó, việc khoảng 27% dân số dưới 14 tuổi cho thấy nước này sẽ cần phải tạo ra thêm nhiều việc làm hơn nữa trong tương lai gần.

Trong thị trường lao động này, câu hỏi lớn là số lượng lớn những thanh niên thất nghiệp này sẽ dùng thời gian rảnh để làm gì trong lúc họ không có việc làm?

“Đó là vấn đề của những thanh niên thất nghiệp rảnh rỗi. Họ không thể kết hôn, cũng không có việc làm” Croft nói. “Ở Trung Đông, những người đàn ông rảnh rỗi bị cuốn vào những nhóm khủng bố.”

“Một tỷ lệ nhỏ của nhóm dân số thất nghiệp ấy đã gia nhập những nhóm như ISIS, nhưng chỉ cần một tỷ lệ nhỏ đó thôi đã đủ gây ra những cuộc tàn phá khủng khiếp.”

Đáng chú ý, Ả rập chiếm vị trí thứ 2 về nhóm quốc tịch của những chiến binh nước ngoài trong ISIS, theo một báo cáo tháng 12 năm 2015 của The Soufan Group.

“Tôi nhìn vào đất nước Ả-rập và nghĩ rằng chúng ta đang thực sự phải chịu những cuộc tấn công thường kỳ của ISIS, các cuộc tấn công quy mô nhỏ ở các tỉnh miền đông nơi người Shiite sinh sống hoặc trên các tuyến an ninh ở biên giới Yemen", Croft nói.

Tuy nhiên, vấn đề thanh niên thất nghiệp không chỉ giới hạn ở Ả-rập. Nó thực sự là một trở ngại lớn cho các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi.

Một báo cáo năm 2015 từ ILO ước tính rằng tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở hai khu vực trên hiện vẫn đang có xu hướng tăng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và hiện tại đã lên đến khoảng 30%, tức có đến 75 triệu người trẻ thất nghiệp trong thế giới Ả Rập, đây là một con số tương đương với số dân của Pháp và Hy Lạp gộp lại.

Giáo dục và các chương trình hỗ trợ lao động khác đã được thực hiện ở nhiều quốc gia Bắc Phi và Trung Đông, và những người trẻ tuổi trong khu vực này đang đã được đào tạo đến bậc giáo dục phổ thông, ngay cả đối với phụ nữ. Mặc dù vậy, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở khu vực này vẫn tăng lên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Điều này trái ngược với các khu vực khác trên thế giới nơi mà tỷ lệ thanh niên thất nghiệp một là giảm hoặc ít nhất vẫn tương đối ổn định trong cùng khoảng thời gian như trên.

"Tỷ lệ thất nghiệp luôn có chiều hướng gia tăng ở cả nhóm thanh niên và người trưởng thành ở những nước này biểu thị các yếu tố cấu trúc sâu xa mà không thể được giải quyết bằng các chính sách hổ trợ", báo cáo của ILO cho biết.

Đáng chú ý, sự tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp và thiếu cơ hội việc làm cũng như việc tham gia các nhóm chiến binh là điều hiển nhiên trong một số các nước MENA. (Bắc Phi và Trung Đông).

Gia nhập IS để có việc làm

Cuộc khảo sát Thanh niên Ả Rập (Asda'a Burson-Marsteller) năm 2016 đã khảo sát 3.500 người đàn ông và phụ nữ Ả Rập trong độ tuổi từ 18-24 với cách phỏng vấn mặt đối mặt đã phát hiện ra rằng giới trẻ Ả Rập tin rằng việc thiếu công ăn việc làm và những cơ hội là lý do chính khiến người ta gia nhập ISIS, hay còn gọi là Nhà nước Hồi giáo.

Cuộc thăm dò cũng cho thấy mối quan tâm về việc thiếu cơ hội việc làm vẫn là một vấn đề rất lớn trên tất cả 16 quốc gia được khảo sát, trong đó có ít hơn một nửa số người được hỏi (44%) đồng ý với câu trả lời " khu vực tôi đang sống có những cơ hội việc làm tốt."

Chỉ có 2% thanh niên Yemen, 7% người Libya, 21% người Lebanon, 28% người Tunisia và 39% dân số Iraq tin rằng những cơ hội việc làm tốt còn chỗ cho họ.

Cũng theo cuộc khảo sát thanh niên Ả Rập, điều ấn tượng nhất về kết quả cuối cùng được tìm ra là mối bận tâm này đặc biệt cao ở những nước mà ISIS tích cực chiêu mộ những người trẻ tuổi.

Đó là một trong những thách thức trọng tâm ở nhiều nước và là hiện tượng "những cậu bé lạc lối." Những người đàn ông trẻ tuổi này không có gì để làm.

Những nam thanh niên bị xa cách, cô lập này sẵn sàng tham gia cuộc chiêu mộ không bởi nhóm vũ trang ở Nigeria thì cũng là ở cuộc chiêu mộ trực tuyến trên mạng của ISIS. Những cuộc chiêu mộ mang lại cho họ một cảm giác thân thuộc, mang lại cho họ một cảm nhận cộng đồng.

Một chi tiết thú vị khác từ cuộc Khảo sát Thanh niên Ả Rập cho thấy năm thứ 5 liên tiếp, giới trẻ Ả Rập xem các Tiểu vương quốc Ả Rập là quốc gia đáng sống hàng đầu và quốc gia hàng đầu mà đất nước của họ phải tranh đua, vượt trên Mỹ, Đức, Ả-rập Xê-út, Canada, Pháp, và Anh.

Thêm vào đó, những người được khảo sát còn nói rằng UAE là an toàn và bảo mật, có một nền kinh tế đang phát triển, nhiều cơ hội làm việc với mức lương hấp dẫn.

Các khảo sát ghi nhận rằng sự nổi tiếng của UAE phản ánh tình trạng của nước này như là một quốc gia kiểu mẫu, nơi trú ẩn an toàn về khu vực chính trị và kinh tế.

Các quốc gia vùng Vịnh này đã phát triển danh tiếng nhờ vào nền kinh tế mạnh mẽ và đa dạng của nó, trong đó khuyến khích một thái độ tôn trọng sự đa dạng tôn giáo và văn hóa. "

Theo Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM