Đi làm thêm dành dụm được ít tiền, nam sinh uất ức vì bị mẹ dùng hết: Nghe xong, dân mạng tranh cãi gay gắt

13/04/2025 08:50 AM | Sống

Một số ý kiến nhận định đây không phải là sự yêu thương mà là hành vi kiểm soát.

Mới đây, một đoạn video có tên "Một nghìn tệ bị chia cắt" đã thu hút hàng triệu lượt xem và bình luận của cư dân mạng Trung Quốc. Đằng sau câu chuyện tưởng chừng nhỏ bé ấy là những mâu thuẫn sâu sắc trong nhiều gia đình.

Sinh viên làm thêm, mẹ lấy hết tiền

Nhân vật chính kể chuyện trong video là một sinh viên đại học. Trong kỳ nghỉ hè, cậu đi làm thêm và kiếm được hơn 1.000 tệ (khoảng 3,4 triệu đồng). Dù bị đau dạ dày nhẹ, cậu không tiêu số tiền ấy cho bản thân, mà định tiết kiệm.

Tuy nhiên, khi mẹ biết chuyện, bà lấy toàn bộ số tiền để đi nội soi dạ dày cho mình. Phần tiền còn lại, bà yêu cầu con mua vòng bạc tặng bà ngoại. Thậm chí, tiền xe buýt hôm đó cũng do cậu bỏ ra.

Không thể phản kháng, cậu chỉ biết đăng đàn than thở rằng số tiền mình vất vả kiếm được cuối cùng chẳng tiêu được một xu.

Đi làm thêm dành dụm được ít tiền, nam sinh uất ức vì bị mẹ dùng hết: Nghe xong, dân mạng tranh cãi gay gắt- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cư dân mạng phản ứng gay gắt

Sự việc gây bức xúc mạnh mẽ trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng con cái kiếm được ít tiền đã bị lấy mất, cha mẹ lại thoải mái tiêu tiền con hơn cả tiêu tiền mình.

Một số ý kiến nhận định đây không phải là sự yêu thương mà là hành vi kiểm soát. Mẹ không quan tâm đến bệnh tình của con, nhưng lại sẵn sàng sử dụng tiền con kiếm được để lo cho bản thân, điều này khiến nhiều người cảm thấy bất công.

Gia đình nguyên sinh: Yêu thương hay kiểm soát

Mâu thuẫn trong các gia đình nguyên sinh như vậy không hề hiếm gặp. Cha mẹ thường viện lý do có nhiều kinh nghiệm để chi phối lựa chọn của con cái. Họ có xu hướng coi tiền con kiếm được là không đáng giá, trong khi bản thân lại tiết kiệm từng đồng của mình.

Chính cách nghĩ này khiến con cái cảm thấy bị coi nhẹ nỗ lực, đồng thời trở nên lệ thuộc, thiếu tự tin và dễ tổn thương về mặt tinh thần.

Cần tôn trọng để con cái trưởng thành

Gia đình là nền tảng hình thành nhân cách. Một môi trường lành mạnh không chỉ cung cấp vật chất, mà còn cần tạo điều kiện cho con được tôn trọng và tự do phát triển.

Cha mẹ nên học cách buông bỏ kiểm soát, khuyến khích con suy nghĩ độc lập và tự đưa ra quyết định. Ngược lại, con cái cũng cần học cách bày tỏ mong muốn, quan điểm cá nhân và biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Lời kết

Một nghìn tệ không lớn, nhưng câu chuyện đằng sau số tiền ấy phản ánh chân thực mâu thuẫn trong nhiều gia đình ngày nay. Đó là cuộc giằng co giữa tình yêu, kiểm soát và hành trình trưởng thành của mỗi người con.

Yêu thương thực sự không chỉ là cho đi, mà còn phải đi kèm với sự tôn trọng. Khi cha mẹ biết lắng nghe và con cái biết chia sẻ, gia đình mới thật sự trở thành nơi an toàn và ấm áp để mỗi đứa trẻ trưởng thành một cách tự do và hạnh phúc.

Theo Minh Châu

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Tỷ phú Trần Đình Long nói về dự án thép 100.000 tỷ đồng của Xuân Thiện: "Chúng tôi không sợ cạnh tranh, chúng tôi đứt dây thần kinh sợ lâu rồi"

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho rằng, cạnh tranh thời nào cũng có, nếu không phải thép xanh Nam Định thì sẽ là thép xanh Ninh Bình, thép xanh Hà Nam. Quan điểm của tỷ phú Trần Đình Long là: "Kệ, mình cứ làm bình thường".

Đỉnh điểm bong bóng: Một công ty AI chưa có sản phẩm, mới thành lập được vài tháng, chỉ có 29 nhân viên đã huy động được 2 tỷ USD, định giá 10 tỷ USD

Tại sao các nhà đầu tư lại rót số tiền khổng lồ và định giá doanh nghiệp non trẻ ở mức khủng như vậy?

Chuyên gia Hàn Quốc: Việt Nam có thể học hỏi mô hình BTS để xuất khẩu thương hiệu quốc gia ra thế giới

Chuyên gia Hàn Quốc chia sẻ, trong xây dựng thương hiệu quốc gia cần dựa trên đổi mới sáng tạo với các trụ cột: công nghệ, giáo dục, hạ tầng, ngoại giao mềm và văn hóa.

Lần lộ diện hiếm hoi của David Thái - "cha đẻ" chuỗi Highlands Coffee: Sẽ mở 10.000 quán cà phê ở Việt Nam, nói không với nhượng quyền

Về kế hoạch mở rộng chuỗi trong tương lai, theo ông David Thái, ở trong nước do dư địa còn rất nhiều nên Highlands Coffee có thể mở đến 10.000 cửa hàng. Tại các thị trường mới, chuỗi sẽ mang mô hình bán lẻ Cà phê Đặc sản Việt Nam ưu tiên đến Đông Nam Á, Bắc Á… Tập đoàn Jollibee là đối tác chiến lược – vận hành nhưng không can thiệp vào công việc quản lý ở Highlands Coffee.