Cựu nhân viên Apple thậm tệ chê bai cách thức hoạt động của công ty dưới thời Tim Cook

23/01/2017 09:59 AM | Công nghệ

Apple có thể vẫn là một công ty “hái ra tiền”, nhưng khi Steve Jobs không còn là người chèo lái con thuyền, các cựu nhân viên công ty dần dần hé lộ những gì thực sự diễn ra phía trong “hậu trường”.

Theo ông Bob Borrough, một cựu kỹ sư phần mềm có nhiều năm làm việc trong công ty, từ khi Tim Cook nắm giữ vị trí cao nhất của Apple sau khi Steve Jobs qua đời, “điều đầu tiên ông ta làm với tư cách một CEO đó là thay đổi Apple từ một công ty thích nghi nhanh với sự thay đổi thành một công ty vận hành một cách tẻ nhạt”.

Theo Borrough, khi ông bắt đầu tham gia công ty dưới sự quản lý của Jobs, ông chưa bao giờ hoàn toàn bị bó buộc vào một dự án nào đó. Thậm chí mặc dù về mặt kỹ thuật, công việc của ông được phân công có liên quan đến một số nhiệm vụ cụ thể với tư cách một kỹ sư, ông cũng vẫn tham gia vào một số công việc chẳng liên quan đến các dự án.

Điều tương tự cũng diễn ra với toàn bộ hội đồng giám đốc, khi mà các nhiệm vụ được giao luôn là ưu tiên cao hơn so với quy định về cơ cấu tổ chức. Ông cho biết sự linh hoạt hoặc "trái ngược" Jobs đặt ra đã giúp định hướng sự cải cách hướng tới một mục tiêu duy nhất.

Dường như sự trái ngược giữa các nhóm đã tạo nên một thứ được coi là môi trường cạnh tranh, vào tạo nên những sản phẩm tốt nhất trên thị trường.

Thế nhưng theo Borrough, dưới bàn tay của Cook, văn hóa này đã bị thay đổi rất nhiều, và các nhóm cũng như những người quản lý phải tuân theo những cơ cấu tổ chức cụ thể. Những quản lý cấp trung được bổ sung thêm, tạo nên nhiều sự mâu thuẫn với các kỹ sư cấp thấp hơn.

Mặc dù Apple đã thu về hàng tỷ USD lợi nhuận nhưng công ty ngày càng tỏ ra tẻ nhạt và chỉ biết "diễn mãi một trò" đó là chiếc iPhone, thay vì đầu tư vào nhiều ý tưởng mới hơn như xe tự lái, IoT và TV.

Khi được hỏi Steve Jobs có khuyến khích sự mâu thuẫn không, ông Barrough trả lời rằng:

"Đầu tiên, trong suốt thời gian làm việc với Steve Jobs, tôi nhận thấy ông không hề cho rằng mâu thuẫn là tốt và là một công cụ hữu ích. Không chỉ thế, tôi còn nhớ nhiều lần Steve đã tích cực, chủ động xử lý các vấn đề mâu thuẫn. Chẳng hạn như năm 2008, có hàng loạt sự thay đổi giữa bộ phận phần mềm iPod và iPhone. Rất nhiều trong số những vụ chuyển đổi này đã làm dấy lên lo ngại rằng bộ phận iPod đang hấp hối. Mọi người nhìn chung đều sợ rằng chúng ta đi làm đến một ngày nào đó rồi sẽ mất việc, bị trở thành lạc hậu vì sự ra đời của iPhone.

Điều Steve làm là tập hơn tất cả chúng tôi lại và nhắc nhở chúng tôi rằng lý do Apple hoạt động tốt đó là mỗi nhóm đóng góp một phần nhỏ để tạo nên sự hoàn thiện của những điều mà các nhóm khác đang làm. 'Làm sao có iPod mà không có iTunes', ông hỏi. Ông nhắc chúng tôi rằng Apple không chỉ là sự tổng hợp của các bộ phận mà còn lớn lao hơn thế. Cuối cùng, ông thử thách chúng tôi. Ông nói với chúng tôi rằng để tổ chức của chúng ta có thể thành công, chúng tôi phải dành mỗi ngày để cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt nhất có thể. Ông chắc chắn đã không khuyến khích chúng tôi kiểu như 'đánh bại mấy gã kia đi!' ".

Theo Lê Kiên

Cùng chuyên mục
XEM