Bất kỳ doanh nghiệp nào thành công, nhân viên hăng hái làm việc thì nhà lãnh đạo đều chú ý 7 điều sau
Một trong những trọng trách của nhà quản trị là xây dựng một đội ngũ làm việc hiệu quả cao cho tổ chức. Họ là những người tích cực, có động lực và tham gia hết mình trong công việc đồng thời thường đạt năng suất làm việc cao hơn. Họ có khả năng làm được nhiều việc hơn, chất lượng công việc cao hơn, có những cách thức sáng tạo hơn và đổi mới hơn trong quá trình thực hiện mọi việc.
Một trong những trọng trách của nhà quản trị là xây dựng một đội ngũ làm việc hiệu quả cao cho tổ chức. Họ là những người tích cực, có động lực và tham gia hết mình trong công việc đồng thời thường đạt năng suất làm việc cao hơn. Họ có khả năng làm được nhiều việc hơn, chất lượng công việc cao hơn, có những cách thức sáng tạo hơn và đổi mới hơn trong quá trình thực hiện mọi việc.
Tổ chức có hiệu quả cao là tổ chức mà trong đó nhân viên cảm thấy tuyệt vời về bản thân và vui vẻ trong các mối quan hệ.
Khai mở tiềm năng của nhân viên
Các nhà tâm lý học đã xác định có 7 hành vi hay điều kiện quản trị chủ chốt mà bạn có thể sở hữu để tạo động lực cho những người dưới quyền, nâng cao lòng tự tôn cũng như tăng cường hiệu quả làm việc ở họ.
Thử thách
Khao khát số một của nhiều người là được làm một công việc thú vị, có ý nghĩa và phát huy tài năng, sở trường mà mình có. Mọi người cảm nhận được thử thách và tham gia hết mình vào công việc. Để thỏa mãn nhu cầu này, hãy giao cho mọi người những công việc trên mức khả năng của họ, để họ nỗ lực hết sức, xét về khía cạnh đầu tư thời gian và nỗ lực hoàn thành tốt công việc. Chỉ khi mọi người nỗ lực vươn lên cải thiện bản thân và phương thức thực hiện công việc, họ mới cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết và là người chiến thắng.
Để họ tự do
Yếu tố tạo động tiếp theo để xây dựng một đội ngũ hiệu quả cao là sự coi trọng. Mọi người có nhu cầu to lớn là được những người có ý kiến mà họ đánh giá cao, đặc biệt là cấp trên, coi trọng. Nhân viên cần được thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và những lo ngại của mình với cấp trên — và cảm thấy rằng cấp trên thật sự coi trọng ý kiến của họ, bất kể cấp trên có chấp nhận hay đồng ý với họ hay không. Nhân viên càng cảm thấy được coi trọng bao nhiêu, họ sẽ càng kiêng nể bạn và muốn làm tốt công việc bấy nhiêu.
Yếu tố tình bạn
Yếu tố tạo động lực thứ 4 trong công việc là sự nồng hậu. Trong môi trường làm việc ngày nay, một trong những thành tố quan trọng nhất mang tên "yếu tố tình bạn". Mọi người thích làm việc với những người mà họ nghĩ là quan tâm đến họ trên tư cách cá nhân.
Bạn thể hiện sự nồng hậu khi hỏi xin ý kiến và đánh giá của nhân viên. Bạn truyền sự nồng hậu đó tới nhân viên khi nói chuyện với họ và hỏi họ về các vấn đề không liên quan đến công việc, như môn thể thao yêu thích và các thói quen.
Bạn có thể hỏi chuyện về gia đình, cuộc sống cá nhân, các hoạt động, con cái của họ, v.v... Bất cứ khi nào bạn thể hiện sự quan tâm thành thực đến những chủ đề này, bạn đều truyền đi thông điệp rằng bạn quan tâm đến người đó như một cá thể đặc biệt, chứ không đơn thuần là một nhân viên trong công ty.
Liên lạc thường xuyên
Yếu tố tạo động lực thứ 5 là quyền kiểm soát. Giao việc cho một người rồi sau đó phớt lờ hoặc quên mất công việc đó sẽ khiến người đó mất tinh thần làm việc. Bạn càng kiểm tra hiệu quả công việc được giao của nhân viên bao nhiêu, người đó càng cảm thấy công việc họ đang thực hiện quan trọng — và do đó, cũng cảm thấy bản thân là người quan trọng bấy nhiêu.
Thường xuyên tiến hành các đợt "kiểm tra hiệu quả công việc mà không phán xét". Hãy đặt những câu hỏi như: "Công việc thế nào rồi?" Hãy hỏi xem bạn có thể giúp gì không, hay liệu bạn có thể cung cấp hoặc hỗ trợ gì để nhân viên hoàn thành công việc không. Hành động này cho nhân viên thấy bạn coi trọng nhiệm vụ đó và quan tâm đến cả công việc lẫn người thực hiện công việc.
Để họ trải nghiệm thành công
Yếu tố tạo động lực thứ 6 là mang tới cho nhân viên trải nghiệm thành công. Bất cứ khi nào bạn giao cho việc mà nhân viên có thể làm tốt, khi hoàn thành công việc, họ sẽ có trải nghiệm thành công và cảm thấy mình là người chiến thắng. Tất cả những điều bạn nói hay làm khiến nhân viên cảm thấy mình là người chiến thắng đều giúp nâng cao lòng tự trọng của họ, cải thiện hiệu quả tổng thể và gia tăng các giá trị đóng góp của họ cho tổ chức.
Kỳ vọng điều tốt nhất
Kỳ vọng tích cực là yếu tố tạo động lực cuối cùng. Đây là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong mọi công cụ nâng cao lòng tự tôn và tự tin ở người khác. Khi bạn thể hiện niềm tin của mình đối với nhân viên, họ sẽ thường sẽ làm tất cả những gì có thể để bạn thấy mình đã đưa ra quyết định đúng đắn. Không ngừng truyền tải tới các nhân viên rằng bạn tin tưởng vào khả năng làm tốt công việc của họ.
Tại 1 công ty nọ, người lãnh đạo đã tuyển một chàng trai điều hành bộ phận chi tiết máy cho công ty nhập khẩu và phân phối xe lớn. Lý do ông tuyển anh chàng này là vì anh ta có kinh nghiệm tương tự trước đây. Đáng tiếc, anh chàng lại bị sa thải vì có mâu thuẫn với cấp trên.
Trải nghiệm này quả thật đã làm lung lay sự tự tin nơi anh ta, khiến anh ta trở nên dè dặt và thiếu tự tin. Anh ta liên tục làm dưới khả năng và cố thuyết phục sếp rằng anh ta có rất ít kinh nghiệm và không quên nhắc lại: "Ông biết đấy, ở công việc trước tôi đã bị sa thải."
Tuy nhiên người lãnh đạo lại liên tục nói với chàng trai rằng anh ta đã làm tốt ra sao. Ông không ngừng nói với anh ta rằng, ông tin tưởng anh ta có khả năng để trở thành một nhà quản lý xuất sắc ở bộ phận chi tiết máy. Và trong số tất cả những người mà người lãnh đảo tuyển để giúp ông xây dựng công ty, anh ta là người khá nhất.
Hãy cho thấy rõ bạn tin tưởng nhân viên của mình. Nói với họ rằng bạn tin tưởng họ. Thậm chí, nếu chưa chắn hẳn, hãy khéo léo giả vờ đôi chút. Kỳ vọng tích cực của bạn vào người khác hiếm khi dẫn tới sự thất vọng.