7 thực phẩm ăn thừa giống như 7 liều thuốc độc, phải vứt bỏ ngay! Đừng để "BỆNH TỦ LẠNH" huỷ hoại cả gia đình
Nhiều người có thói quen giữ lại thức ăn thừa qua đêm để có thể sử dụng trong những ngày tiếp theo. Song, đây chính là ''kẽ hở'' khiến các vi khuẩn phát triển và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, TS.BS Trần Quốc Cường - Giảng viên bộ môn dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, tất cả thực phẩm sau khi đã nấu chín có thể để được ở nhiệt độ thường khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau thời gian này, vi khuẩn có hại sẽ bắt đầu phát triển nhanh về số lượng, đồng thời sinh ra các độc tố nguy hiểm gây ngộ độc.
Do đó, trường hợp đồ ăn không dùng được ngay hoặc ăn còn thừa thì bắt buộc phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. Và không để trong tủ lạnh quá 1-2 ngày, bởi thức ăn vẫn có thể bị hỏng sau đó.
Nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc khi để qua đêm
Theo bác sỹ Trần Ngọc Lưu Phương - trưởng Khoa nội soi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, có 7 nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc sau khi để qua đêm gồm:
Nước trà xanh: Sau khi đã được đun sôi, nước trà xanh để sang ngày hôm sau sẽ bị xỉn màu. Lúc này, các loại vitamin C chống oxy sẽ bị phân huỷ, nếu uống vào sẽ bị các vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khoẻ.
Các món gỏi, nộm: Do vốn các món ăn này đã không được nấu chín nên để qua đêm sẽ sinh ra các độc tố lạ.
Các món canh, rau luộc đều sinh ra độc tố sau khi để qua đêm
Canh các loại: Thói quen của người Việt là cho gia vị (mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm...) vào các món canh, kể cả luộc rau. Những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc. Nếu thường xuyên ăn canh còn thừa của ngày hôm trước, về lâu dài sẽ gây các biến chứng như thiếu máu, suy thận, suy gan, phá hủy tủy xương,...thậm chí là ung thư.
Cá và hải sản: Các loại hải sản nói chung đều không nên để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Các loại nấm nấu chín: Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố.
Trứng: Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào nên ăn ngay chứ không nên để lâu. Bởi chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính.
Rau xanh: Tuyệt đối không để các loại rau luộc qua đêm vì rau sẽ mất hết vitamin, kể cả có bảo quản trong tủ lạnh vì vẫn có khả năng gây ra ung thư. Do đó, chỉ để rau trong vòng 4 giờ, trành để các loại vi khuẩn phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe.
Làm gì để tránh bị ngộ độc thức ăn?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi ăn thực phẩm cũ nên đun nóng lại thức ăn ít nhất 5 phút trước khi dùng (nếu thời gian hâm nóng chưa đủ lâu để diệt vi khuẩn hoặc nếu độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt thì sẽ bị ngộ độc); không được sử dụng các món ăn đã để trong tủ lạnh từ 1-2 ngày. Ngoài ra, cần rửa tay, vệ sinh dụng cụ chế biến cẩn thận trước khi nấu.
Thông thường, trong khoảng 4 giờ đồng hồ sau khi ngộ độc thực phẩm thì cơ thể sẽ có một số biểu hiện như: nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, choáng váng, nhìn mờ, thở không được, sốt cao...Lúc này cần cho bệnh nhân uống nước và muối để bù được lượng nước đã bị mất. Đồng thời, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không được tự ý uống các loại thuốc cầm nôn, đau bụng,...