Đau vai gáy kèm 3 triệu chứng: Cảnh báo cơ thể đang HOẠI TỬ bên trong, là dấu hiệu đã mắc loại ung thư khiến 23.000 người tử vong/năm
Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi xuất hiện những cơn đau cũng là lúc tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể.
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới.
Năm 2020, Việt Nam có thêm 26.262 người mắc ung thư phổi và có hơn 23.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh quái ác này. Nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi ở nước ta tử vong cao là do hầu hết mọi người đều phát hiện bệnh khi đã quá muộn, gây ra khó khăn trong điều trị cũng như tạo ra gánh nặng về tài chính cho bệnh nhân.
Vậy, vì sao mọi người khó nhận ra ung thư phổi? Theo BSNT. Đỗ Tất Cường - Phó trưởng khoa Xạ trị, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, trong giai đoạn sớm, các triệu chứng của ung thư phổi thường không đặc hiệu nên dễ bị bỏ qua hoặc có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm phế quản phổi, lao phổi. Các triệu chứng có xu hướng chỉ xuất hiện khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi
Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối
Khi bước sang giai đoạn cuối, ung thư phổi bộc phát rất nhiều các triệu chứng gây đau đớn cho người bệnh, điển hình như:
Thứ nhất, người bệnh bị đau ở vùng ngực, lưng, vai, cánh tay trong thời gian dài; ngón tay kèm tê bì dị cảm. Những cơn đau sẽ đến với tần suất dày đặc, đau dữ dội khiến người bệnh vô cùng khổ sở, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Thứ hai, trường hợp di căn xương, người bệnh luôn có cảm giác đau nhức xương, cơn đau tăng lên khi đêm xuống; cột sống đau nhức do tế bào ung thư chèn ép lên các dây thần kinh; xương giòn và dễ gãy hơn,...
Ung thư phổi giai đoạn cuối gây đau nhức xương, vai, ngực,...
Thứ ba, do cơ thể bị những cơn đau hành hạ nên người mắc ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ bị ảnh hưởng tinh thần rất lớn. Luôn trong tâm trạng buồn chán, lo âu, thậm chí là trầm cảm. Từ đó, người bệnh chán ân, bỏ ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm thể lực nghiêm trọng.
Thứ tư, người bệnh sẽ bị sốt cao và sốt kéo dài. Nguyên nhân là do khối u phát triển nhanh cả về kích thước và số lượng. Các cơ quan trong cơ thể bị viêm nhiễm và chèn ép gây hoại tử bên trong.
Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi là hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nghề nghiệp liên quan đến phóng xạ hoặc amiăng và yếu tố di truyền.
Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư phổi có thể được phẫu thuật để kéo dài sự sống, tỷ lệ sống trên 5 năm xấp xỉ 40 đến 50%. Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ trên, hãy đến cơ sở y tế để được làm các xét nghiệm chẩn đoán và phân biệt với các bệnh lý khác.
Tổng hợp
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội; Viện Y học Phóng xạ và U bướu Quân đội