3 bước đơn giản được người Nhật “lưu truyền” từ đời này qua đời khác để ngăn ngừa sa sút trí tuệ, duy trì đầu óc minh mẫn dù qua tuổi 60

02/05/2022 09:30 AM | Sống

Trong nhiều năm, xác suất người Nhật mắc bệnh Alzheimer nằm top thấp trên thế giới. Gần đây, dự án của Đại học Tokyo cho thấy người Nhật sẽ sống thọ hơn mà không bị sa sút trí tuệ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các cá nhân Nhật Bản có thể sống 75 năm cuộc đời hoàn toàn tốt và không bệnh tật.

Alzheimer là một trong những căn nguyên phổ biến gây chứng giảm trí nhớ ở người trên 60 tuổi, chiếm gần 70% các trường hợp sa sút trí tuệ. Bệnh có xu hướng nặng dần khiến hoạt động sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn, ảnh hưởng xấu đến trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phải sống phụ thuộc vào người khác.

Nhật Bản nổi tiếng với người lớn tuổi có trí tuệ minh mẫn

Qua các nghiên cứu, chuyên gia nhận thấy rằng người cao niên ở Nhật hiếm khi ở nhà. Thay vào đó, họ đến thư viện và phòng tập thể dục để làm công việc tình nguyện, và hiếm khi cho phép mình nhàn rỗi. Điều này giúp não bộ luôn được kích thích, ngay cả khi nghỉ hưu.

Ở một số nơi khác, người lớn tuổi có thói quen ở nhà, hạn chế giao tiếp sau khi nghỉ hưu và ít sử dụng đến bộ não. Điều này có thể khiến họ trở thành mục tiêu của bệnh Alzheimer trong thời gian dài.

 3 bước đơn giản được người Nhật “lưu truyền” từ đời này qua đời khác để ngăn ngừa sa sút trí tuệ, duy trì đầu óc minh mẫn dù qua tuổi 60  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Senior Citizens.

Làm thế nào để ngăn ngừa Alzheimer?

1. Bồi bổ não bộ và cơ thể

Việc nuôi dưỡng não bộ và bồi bổ cơ thể là chìa khóa quan trọng. Người Nhật tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, mùa nào thức nấy, có đặc tính kháng viêm và ngăn ngừa lão hóa. Chế độ ăn của họ bao gồm cá, đậu, rau, trái cây và nấm có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ.

Đồng thời, họ hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, đồ ngọt, giảm muối...

2. Luôn khiến não hoạt động

Điều quan trọng tiếp theo để ngăn ngừa Alzheimer là giữ cho não luôn hoạt động. Do đó, chúng ta cần liên tục kích thích não bộ.

Người cao tuổi cần thường xuyên sử dụng trí não bằng cách đọc sách báo, giao tiếp với mọi người, học hỏi những điều mới lạ. Những hoạt động này có thể ngăn chặn hiệu quả sự lão hóa của tế bào thần kinh não.

Bên cạnh đó, việc tham gia vào các hoạt động xã hội giúp duy trì sự tích cực, đảm bảo sức khoẻ tinh thần.

 3 bước đơn giản được người Nhật “lưu truyền” từ đời này qua đời khác để ngăn ngừa sa sút trí tuệ, duy trì đầu óc minh mẫn dù qua tuổi 60  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Getty Images.

3. Tập thể dục đều đặn

"Không tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ phát triển Alzheimer và sa sút trí tuệ", theo Tiến sĩ kiêm nhà sinh lý học Todd Buckingham.

Người cao niên ở Nhật được khuyến khích tham gia vào việc nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn, đi du lịch hay tập dưỡng sinh...

Tập thể dục hàng ngày giúp thúc đẩy tính dẻo dai của não và cải thiện trí nhớ. Nó cũng làm tăng lưu lượng máu đến não. Các chất hoá học được giải phóng trong quá trình hoạt động thể chất cũng giảm nguy cơ mắc Alzheimer.

Theo Aboluowang

Theo Lam Phương

Cùng chuyên mục
XEM