Big Data - Vũ khí mới của các doanh nghiệp
“Bạn chỉ có khả năng kiếm soát những gì bạn có thể đo lường”
Về góc độ kinh doanh, một trong những khát vọng của những nhà quản lý là nắm bắt xu hướng và thị hiếu nhanh chóng và chính xác nhất có thể… làm sao đó để đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời nhất có thể.
Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng có năng lực như vậy cho đến khi khái niệm “Dữ liệu lớn” - Big Data ra đời.
Hãy xem xét trường hợp cụ thể ứng dụng Big Data trong ngành công nghiệp vận tải hàng không.
Thời gian cực kỳ quan trọng và đặc biệt trong ngành vận tải đường không. Mỗi hãng đều cố tính toán giờ đến giờ đi một cách chính xác nhất có thể nhằm giảm thiểu những chi phí phát sinh không đáng có cũng như phiền toái cho khách hàng.
Nếu một chuyến bay đến sớm hơn thời gian dự định, nhân viên mặt đất sẽ không sẵn sàng. Nếu chuyến bay bị trễ hơn dự định, nhân viên mặt đất sẽ ngồi không.
Vậy Big Data là gì?
Có thể nói đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và đầy đủ cho Big Data. Một cách tổng quát, Big Data là tên gọi một loạt dữ liệu với kích thước lớn chưa từng có và rất phức tạp về cấu trúc cũng như là hình thức nếu so sánh với các công cụ lưu trữ - xử lý cùng thời điểm. Dữ liệu ở đây rất đa dạng, nó có thể ở dạng tin nhắn, hình ảnh, tín hiệu GPS từ điện thoại cá nhân chẳng hạn…
Thời đại Big Data ý muốn nói đến giai đoạn những dữ liệu xung quanh chúng ta đã “lớn” đến mức chưa từng có tiền lệ. Trong thời đại này, những thách thức mới liên quan đến khả năng lưu trữ, xử lý và truy cập thông tin. Tuy nhiên, cùng với thách thức luôn là những cơ hội – Nhờ khai thác nó mà chúng ta có thể “đo lường mọi thứ”!
Dường như những câu hỏi trước đây chưa từng được trả lời thì nay lại có thể giải quyết rất dễ dàng.
Big Data xuất hiện ra sao?
Sự phát triển của công nghệ khi mà mọi thứ đều có thể được số hóa với một tốc độ chóng mặt đẫn đến sự bùng nổ thông tin. Khả năng lưu trữ và truy cập vô hạn dựa trên nền tảng điện toán đám mây [The Cloud].
Các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng rồi thậm chí là đồng hồ thông minh… có mặt ở mọi nơi mọi lúc trao cho con người khả năng chưa từng có trong việc tạo ra “dữ liệu” một cách vô tình hoặc có chú ý.
Họ có thể chụp ảnh, quay phim, ghi âm, "check in" hay có thể chỉ cần bấm nút “Like” của Facebook hoặc gửi một “tweet” qua mạng xã hội Twitter. Mọi thông tin đó không biến mất khỏi internet [Cloud] mà tiếp tục “trôi nổi” tạo ra một dòng thông tin ngày càng lớn trên “đám mây internet”. Mọi thứ một cách ngẫu nhiên đã tạo ra một lượng thông tin khổng lồ, đa dạng lẫn đa chiều.
Để dễ hình dung chúng ta hãy xem một số thông tin liên quan đến bùng nổ thông tin sau:
- Các thành viên của Facebook bấm “Like” hoặc bình luận trung bình 3 tỷ lượt mỗi ngày tạo ra lượng dấu vết khổng lồ nhằm biết được sở thích của người sử dụng.
- Với 800 triệu người dùng, cứ mỗi cái chớp mắt Youtube có thêm khoảng một giờ video tài nguyên cho mình do các người dùng tải lên trang này.
- Twitter – một mạng xã hội có tốc độ tăng trưởng người dùng 200% mỗi năm, có hơn 400.000.000 “tweet” mỗi ngày. Và đó là con số cách đây hơn 2 năm trước rồi!
- Vào năm 2012, khoảng 2,5 exabytes dữ liệu được tạo ra trong 1 ngày. Và sau 40 tháng, con số này tăng gấp đôi. Mỗi giây, Internet lại lưu trữ một lượng dữ liệu lớn hơn của 20 năm về trước.
Tại sao lại tôi lại cần quan tâm đến “nó” (Big Data)?
Ơn giời! Chúng ta không cần thiết phải có Big Data mới tồn tại được. Tuy nhiên, dù muốn dù không liên quan đến nó thì Big Data vẫn tồn tại ở xung quanh bạn và ngày càng phát triển.
Điều này là tất yếu và không thể thay đổi. Sự xuất hiện của nó có ý nghĩa ở chỗ Big Data xuất hiện như một mỏ tài nguyên khổng lồ. Bằng xử lý [khai thác] nó, con người có thể kiểm soát được thông tin mình mong muốn.
Dường như mọi thứ, qua con mắt Big Data đều có thể nắm bắt một cách “tương đối” chính xác ở những “mức độ sai lệch có thể chấp nhận” khác nhau. Nếu như kính thiên văn ra đời cho con người hiểu biết về vũ trụ và kính hiển vi xuất hiện cho phép chúng ta hiểu biết được vi trùng, các công cụ mới để khai thác nguồn thông tin trong thời đại Big Data sẽ giúp ta giải quyết mọi vấn đề đặt ra theo một góc nhìn mà chúng ta chưa từng được thấy trước đây.
Bới vì càng ngày càng có nhiều hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng Internet. Trong khi đó, lợi thể cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại điện tử là dựa trên khả năng thấu hiểu thông tin của họ. Bên cạnh đó, nếu chúng ta đã khẳng định E-commerce là xu thế thì chắc chắn thì việc khai thác Big Data sẽ phải là ưu tiên hàng đầu. Giá trị của Big Data phải được nhìn nhận dựa trên cả 2 nhân tố: tốc độ và quy mô dữ liệu.
Lây ví dụ, những nhà bán sách khi chưa đưa lên bán trên mạng có thể theo dõi xem cuốn nào bán chạy theo thống kê bán hàng hàng tháng. Những nhà sách có chương trình khách quen có thể xác định thêm thông tin những khách hàng quan trọng và gu đọc sách của họ nhằm đáp ứng tốt hơn trong lần mua hàng tiếp theo.
Đến khi cửa hàng này chuyển sang bán sách online, chủ cửa hàng có thể không những xem khách hàng mua những cuốn sách nào mà còn biết họ đang xem những cuốn nào rồi khả năng họ chịu ảnh hưởng của giảm giá trực tiếp hay khuyến mãi vourcher nhiều hơn. Xa hơn nữa, khi xác định được thói quen dựa trên việc lập đi lập lại hành vi người mua hàng, cửa hàng còn có thể dự đoán được cuốn sách khách hàng sẽ chọn để đưa lên vị trí dễ thấy nhất.
Amazon.com chính là ví dụ thực tế nhất. Quả thực là đã có sự thay đổi đáng kể về khả năng của cửa hàng trước vào sau khi khai thác Big Data.
Giám đốc bộ phận tìm kiếm của Google – ông Peter Norvig từng đề cập đến việc tìm kiếm trong thời đại Big Data như sau: “Chúng tôi không có những thuật toán tìm kiếm tốt hơn, đơn giản vì chúng ta đang có nhiều dữ liệu hơn”.
Có một công thức ở đây, sử dụng Big Data cho chúng ta những dự đoán chính xác hơn, dự đoán chính xác hơn cho chúng ta những quyết định tốt hơn. Trong một cuộc kết hợp nghiên cứu được thực hiện bởi trường kinh doanh số của MIT và văn phòng kinh doanh công nghệ của McKinsey [Một công ty nghiên cứu thị trường] liên quan đến việc ứng dụng Big Data trong các doanh nghiệp, nghiên cứu chỉ ra rằng những công ty áp dụng Big Data trong phân tích nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh có năng suất 5% và lợi nhuận 6% cao hơn các đối thủ của mình.
Có một điều chắc chắn là, không một lĩnh vực nào trong cuộc sống tránh khỏi ảnh hưởng đến từ Big Data mặc dù mức độ có thể khác nhau. Sự khác nhau này đến tùy theo mức độ tương tác với số hóa của từng lĩnh vực. Có nghĩa là tác động của lĩnh vực gần như số hóa là thương mại điện tử [E-commerce] chắc chắn là sẽ lớn hơn đối với lĩnh vực y khoa hiện vẫn dựa vào con người chủ yếu. Điều quan trọng là chúng ta sẽ sử dụng công cụ Big Data để ra quyết định như thế nào và xa hơn là thực hiện quyết định đó.
Lời kết, bằng việc kiểm soát được dữ liệu và chưa bao giờ dữ liệu chúng ta có được lại nhiều đến như vậy. Vấn đề chuyển từ việc đương đầu với những thách thức trong việc lưu trữ hoặc là xử lý đã qua đi.
Việc chúng ta cần quan tâm là làm sao để khai thác thông tin hiện tại cho từng lĩnh vực ngành nghề của chúng ta hiện nay.
>> Những kỹ năng cần có để tham gia 'Big Data'
Phương Nam