Xem phim "Sex Education", tôi hoảng sợ biết lý do con trai ưu tú lại gian lận thi cử: Lỗi sai biến con thành kẻ bỏ đi của xã hội

02/04/2025 15:20 PM | Gia đình

Tôi đã luôn tìm cách gần gũi, tâm sự với con. Nhưng con không cho tôi cơ hội đó nữa.

Vợ chồng tôi khá giả nhưng chỉ có một cậu con trai duy nhất. Từ bé, con trai đã được chúng tôi đặt lên vai trọng trách nặng nề: Kế thừa sự nghiệp của bố. Bởi vậy nên chồng tôi yêu cầu ở con rất cao. Con luôn phải đạt danh hiệu học sinh xuất sắc trong lớp. Lên cấp 2, chồng tôi ép buộc con vừa tham gia các phong trào trong trường, vừa duy trì được việc học hành. Trong mắt mọi người, con trai tôi luôn là đứa trẻ nổi bật, ưu tú và được ngưỡng mộ.

Nhưng chỉ có tôi mới biết, ở nhà, con như biến thành người khác. Nửa năm nay, con tôi thay đổi tâm tính với gia đình. Cháu không trò chuyện với ai trong nhà, từ bố mẹ đến ông bà và em gái. Đi học về, cháu sẽ nhốt mình trong phòng, đợi đến giờ cơm thì ra ăn.

Điểm số của cháu luôn nằm trong top của trường. Mọi người còn gọi cháu là học bá, thủ khoa... Nên khi biết cháu gian lận trong một kì thi, ai cũng bàng hoàng. Tôi bị cô giáo chủ nhiệm mời lên gặp mặt. Cô ấy nói dạo này con trai tôi rất khác, cháu không còn hào hứng việc học nữa mà hay ngồi ngẩn ngơ, suy tư. Bài kiểm tra giữa kì 2 này, cháu làm không tốt như mọi lần và còn quay tài liệu.

Về nhà, tôi đã nổi điên lên. Tôi mắng mỏ con bằng những lời lẽ khó nghe. Chồng tôi vì quá tức giận nên còn đánh con mấy roi. Vậy mà con trai vẫn bình thản, không khóc, không hối lỗi. Sau đó, tôi cố tìm cách để trò chuyện với con mà con không đáp lời.

Xem phim "Sex Education", tôi hoảng sợ biết lý do con trai ưu tú lại gian lận thi cử: Lỗi sai biến con thành kẻ bỏ đi của xã hội- Ảnh 1.

Điều khiến tôi ngạc nhiên là con lại nói chuyện với cô giúp việc. Lúc thấy con khóc và cô giúp việc ngồi cạnh vỗ về, tim tôi như hẫng đi một nhịp đập. Con không tâm sự cùng mẹ mà có thể khóc thoải mái trước mặt người khác sao?

Tối đó, tôi hỏi chuyện, cô giúp việc kể hết cho tôi nghe. Mỗi lần buồn bã, hay có chuyện ở trường, con đều tâm sự với cô ấy. "Dù học lớp 10 thì thằng bé vẫn đang lớn, chưa phải trưởng thành như chúng ta. Em đừng áp đặt tư tưởng người lớn vào một đứa trẻ đang lớn nữa". Cô giúp việc đã khuyên tôi như thế.

Đêm đó, tôi đã xem lại bộ phim mà mình từng xem cách đây 2 năm. Phim có tên "Sex Education". Cậu bé Adam (Connor Swindells) xuất hiện như một tên bắt nạt ở trường trung học điển hình. Tuy nhiên, khi nhân vật Adam được khai thác sâu hơn, khán giả dần hiểu ra tính hiếu chiến của cậu chẳng qua cũng chỉ là kết quả của tình yêu thương nghiêm khắc từ cha cậu – Hiệu trưởng Groff. Chính người cha độc đoán, gia trưởng đã khiến Adam trở nên đáng ghét trong mắt mọi người.

Tôi hiểu ra lý do con trai đột nhiên hư hỏng, gian lận khi thi. Có lẽ vì con đang muốn phản kháng, chống đối lại bố mẹ. Bởi đề thi ấy so với sức học của con là quá dễ dàng.

Câu nói của cô giúp việc lại vang lên trong đầu tôi. Liệu có phải vợ chồng tôi đang quá khắt khe và áp đặt con không? Phải làm sao để thay đổi điều này đây?

Theo Mỹ Hạnh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

VN-Index giảm sâu, nhà đầu tư lại trấn an nhau: "Anh chỉ mất khi anh bán, chưa bán thì chưa mất gì cả"

Đã có những nhà đầu tư cắt lỗ tại giá sàn, nhưng ngược lại cũng có những nhà đầu tư vẫn nắm giữ cổ phiếu, tin tưởng thị trường sẽ sớm hồi phục.

Quyền lực của Elon Musk: X được Nhà Trắng giới thiệu, hàng loạt cơ quan lập tài khoản, trở thành phương tiện truyền thông chính phủ

Nhà Trắng đã bố trí một vị trí cho "Phương tiện truyền thông mới" (New Media) cho John Stoll, người vừa được bổ nhiệm làm giám đốc tin tức tại Twitter-X.

Tiến sĩ RMIT: Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ

Theo tiến sĩ Chu Thanh Tuấn - Phó chủ nhiệm nhóm ngành Cử nhân kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, một trong những chiến lược dài hạn Việt Nam là kiểm soát chặt xuất xứ để ngăn chặn việc hàng hóa nước khác "đội lốt" hàng Việt. Ông cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm với giới chức thương mại Mỹ và nếu không kiểm soát tốt, Việt Nam có thể phải đối mặt với các hình phạt bổ sung.

Cổ đông lo ngại chia cổ tức tiền mặt liên tục trong 6 năm sẽ "mất đi một ngân hàng ACB như hiện tại", Chủ tịch Trần Hùng Huy nói gì?

Ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch Ngân hàng Á Châu (ACB) cho biết trong nhiều năm qua, rất nhiều cổ đông đã kiến nghị việc chia cổ tức bằng tiền mặt. Đây được coi là bài toán để hài hòa lợi ích của các bên.