Sau cuộc điện đàm dài 25 phút, "chủ nợ lớn nhất" của Mỹ được ưu tiên đàm phán thuế quan với Washington đầu tiên

08/04/2025 19:32 PM | Quốc tế

Nhật Bản là nền kinh tế lớn đầu tiên được chính quyền Tổng thống Donald Trump ưu tiên sắp xếp đàm phán thuế quan, tờ Financial Times đưa tin.

Sau cuộc điện đàm dài 25 phút, "chủ nợ lớn nhất" của Mỹ được ưu tiên đàm phán thuế quan với Washington đầu tiên- Ảnh 1.

Ngày 7/4, sau cuộc điện đàm dài 25 phút với thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba, ông Trump đã chỉ định Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer dẫn đầu cuộc đàm phán với Nhật Bản.

Về phía Tokyo, Thủ tướng Ishiba đã bổ nhiệm Bộ trưởng Phục hồi kinh tế Ryosei Akazawa làm trưởng đoàn đàm phán.

“Trong số các đối tác thương mại hành động nhanh chóng để xúc tiến đàm phán với Mỹ, Nhật Bản sẽ được ưu tiên”, ông Bessent cho biết. Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho biết tính từ lúc ông Trump công bố thuế đối ứng đến nay, đã có hơn 50 quốc gia liên hệ đàm phán với Mỹ.

Dự kiến, cuộc đàm phán Mỹ –Nhật đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 9/4, thời điểm thuế đối ứng có hiệu lực. Nội dung chính bao gồm vấn đề thuế quan và tỷ giá yên – đô la Mỹ.

Nhật Bản, quốc gia đồng minh thân cận nhất của Washington tại châu Á, bày tỏ lo ngại khi bị ông Trump áp thuế đối ứng 24%, bên cạnh mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ. Thủ tướng Ishiba đã gọi các biện pháp thuế quan này là “cuộc khủng hoảng quốc gia” đối với Nhật Bản.

Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Ishiba bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về mức thuế quan trên, đồng thời cho rằng chúng làm giảm dòng vốn đầu tư của các công ty Nhật vào Mỹ. Ông Ishiba kêu gọi ông Trump cân nhắc lại và nhấn mạnh hai nước cần xem xét một cách tiếp cận toàn diện về hợp tác cùng có lợi thay vì áp thuế đơn phương.

Nhật Bản là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Mỹ và là chủ nợ lớn nhất của Washington. Nhà đầu tư Nhật Bản hiện nắm hơn 1.100 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ.

Takeshi Yamaguchi, nhà kinh tế học Nhật Bản tại Morgan Stanley MUFG Securities, cho rằng căng thẳng Mỹ –Trung có thể đóng vai trò là động lực cho các cuộc đàm phán Mỹ – Nhật.

“Nhật Bản sẽ cần đề xuất một chính sách để giảm thâm hụt vì chính quyền Mỹ coi đây là vấn đề then chốt”, Yamaguchi nhận định. Ông đề xuất các biện pháp như tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, thiết bị quốc phòng và năng lượng của Mỹ, cũng như cam kết phối hợp với Washington trong trường hợp đồng yên rớt giá mạnh.

Theo FT

Theo Y Vân

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Chính thức: VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và sẽ chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).

Vietnam Airlines triệu tập gấp ĐHĐCĐ, bàn 2 chuyện cực kỳ quan trọng

Vietnam Airlines triệu tập đại hội cổ đông bất thường ngày 15/5 để trình kế hoạch tăng vốn điều lệ và dự án trị giá gần 93.000 tỷ đồng.

Mary Barra - Nữ tướng đầu tiên của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ: 10 tuổi đã đam mê ô tô, suốt 5 thập kỷ cùng General Motors ‘bán’ giấc mơ làm xe điện

: Nữ CEO này quan niệm thời gian không phải bạn của chúng ta. Tốc độ mới là thứ đóng vai trò quan trọng trong bất cứ ngành công nghiệp nào.