Với xuất thân nghèo khó, "linh hồn" của Starbucks vươn lên vị trí CEO bằng cách nào?

08/12/2016 09:27 AM | Kinh doanh

Mới đây, ban điều hành Starbucks đã công bố Howard Schultz sẽ rút khỏi vị trí CEO trong năm 2017 và được bổ nhiệm nắm giữ vị trí chủ tịch công ty. Theo tuyên bố, ông sẽ chuyển hướng tập trung của mình sang chuỗi cà phê cao cấp Reserve và những sáng kiến xã hội của công ty.

Schultz đã bắt đầu kinh doanh cafe từ hơn 30 năm trước với mục tiêu: tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng và cafe. Hiện nay, Schultz đang điều hành hãng cafe được yêu thích nhất thế giới Starbucks. Và người đàn ông này đã làm thế nào để từ xuất thân gia đình lao động nghèo của dự án Broooklyn, vượt qua nghịch cảnh và phát triển chuỗi cafe lớn nhất thế giới?

Giấc mơ của cậu bé nghèo Brooklyn

Chultz sinh năm 1953 tại Brooklyn, New York. Ông đã trải qua một tuổi thơ nghèo khó. Năm Schultz 7 tuổi, cha ông bị tai nạn lao động và không còn khả năng lo cho gia đình. Để có thể đi học, Schultz đã cố gắng luyện tập chơi bóng để giành được các học bổng ở trường. Khi là sinh viên, ông làm mọi việc từ phục vụ bàn đến bán máu để có tiền trang trải cuộc sống.

Năm 1975, Schultz tốt nghiệp đại học và làm việc cho một nhà nghỉ trong khu trượt tuyết tại Michigan. Cuối cùng, ông lựa chọn công việc bán hàng tại Xerox.

Ba năm sau, Schultz chuyển tới một doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng ở Hammarplast. Tại đây, ông đã thăng tiến tới cấp bậc giám đốc quản lí một nhóm nhân viên bán hàng. Hammarplast cũng chính là nơi làm Schultz biết tới Starbucks lần đầu tiên khi các cửa hàng của họ ở Seatle đặt mua một số lượng lớn máy pha cafe.

Khi tới thăm trụ sở của Starbucks ở Seatle, Schultz bị ấn tượng bởi niềm đam mê của Gerald Baldwin và Gordon Bowker – những người sáng lập ra Starbucks. Mục tiêu của họ là bán ra một loại cafe hấp dẫn, thu hút tất cả những người sành ăn.


Năm 1976, Schultz làm giám đốc marketing và bán lẻ cho Starbucks

Năm 1976, Schultz làm giám đốc marketing và bán lẻ cho Starbucks

Cơ duyên với Starbucks

Một năm sau, Gerald Baldwin và Gordon Bowker đã quyết định thuê Schultz làm giám đốc marketing và bán lẻ. Thời điểm đó, Starbucks đã có 3 cửa hàng nhưng chủ yếu bán cafe để người ta sử dụng tại nhà. Năm 1985, cuộc đời của Schultz, số phận của Starbucks đã hoàn toàn thay đổi khi ông tham dự một triển lãm đồ gia dụng ở Milan, Ý.

Khi đi dạo quanh thành phố, Schultz gặp một số quán cafe chuyên phục vụ expresso. Chủ của các quán cafe này nắm rõ tên khách hàng và dựa vào đó để phục vụ những tách cafe cappuchinos hay latte đặc trưng của Ý. Điều này khiến Schultz nảy ra ý tưởng phát triển Starbucks theo hướng thắt chặt mối quan hệ cá nhân khách hàng với cafe họ uống. Nhưng người sáng lập Starbuck từ chối ý tưởng của ông.

Schultz đã tự thành lập một công ty cafe riêng: Il Giornale (theo tiếng Ý nghĩa là Mỗi ngày – Daily). Schultz đã đầu tư hơn 1,6 triệu USD cho dự án cafe II Giornale. “Tôi đã cố gắng huy động vốn. 217 trong số 242 người tôi đề nghị góp vốn đã từ chối. Bạn có thể tưởng tượng cảm giác của tôi khi nghe câu từ chối quá nhiều lần rằng ý tưởng này không có giá trị đầu tư...", Schultz kể lại.

Ông tiếp tục làm việc tại Starbucks thêm 2 năm và cố gắng thực hiện kế hoạch quán cafe Il Gironale theo phong cách Ý. Năm 1987, II Giornale mua lại Starbucks với giá 3,8 triệu USD. Schultz trở thành giám đốc điều hành của tập đoàn Starbucks.


Starbucks là chuỗi bán lẻ cafe lớn nhất thế giới

Starbucks là chuỗi bán lẻ cafe lớn nhất thế giới

Sự phát triển của chuỗi bán lẻ cafe lớn nhất thế giới

Cafe Starbucks của Schultz đã thu hút rất nhiều người Mỹ. Chuỗi bán lẻ cafe Starbucks phát triển nhanh chóng. Năm 1992, công ty đã có 165 cửa hàng với doanh thu lên tới 93 triệu USD. Năm 2008, Starbucks trải qua một cơn khủng hoảng lớn, Schultz tìm cách vực lại doanh nghiệp và được xếp ngang hàng với huyền thoại công nghệ Steve Jobs của hãng Apple về năng lực xoay chuyển tình thế trong doanh nghiệp.

Trong vài năm, lợi nhuận của Starbucks đã tăng gấp 3 lần, đạt 945 nghìn USD vào năm 2010. Năm 2012, Starbucks đã phát triển trên khắp thế giới với 17.600 cửa hàng và vốn cơ bản lên tới 35,6 tỉ USD.

Trong suốt sự nghiệp phát triển Starbucks, Schultz luôn ưu tiên nguồn nhân lực – những người ông coi là “đối tác”. Năm 2015, Starbucks tuyên bố sẽ chi trả phí học đại học cho nhân viên thông qua chương trình học trực tuyến của Đại học bang Arizona.

Từ câu chuyện tai nạn lao động của cha Schultz, Starbucks là tập đoàn bán lẻ đầu tiên cung cấp bảo hiểm y tế hoàn chỉnh cho toàn bộ nhận viên, kể cả người làm bán thời gian.

“Tôi đã luôn khao khát và theo đuổi mục tiêu của mình. Nhiều người lựa chọn dừng lại để nghỉ ngơi và hồi phục, nhưng tôi đã luôn luôn hành động để đạt được những điều mà có thể chưa ai thấy. Những người thành công không bao giờ cảm thấy thoả mãn với những giá trị đích thực”, ông chủ Starbucks chia sẻ trong cuốn tự truyện “Pour Your Heart Into It”.

Theo Hoài Trần

Cùng chuyên mục
XEM