Việt Nam có một loại cây dại được ví như 'vàng trong đất', dùng để bồi bổ, chữa ho cực tốt

22/04/2025 16:00 PM | Sức khỏe

Đây là loài cây mọc hoang dại, trước kia không mấy ai quan tâm. Giờ đây, loại cây này được săn đón với giá đắt đỏ.

Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông Y Hà Nội), cát sâm là loại cây mọc dại trong rừng. Trước kia, người dân không chú ý tới loại cây này, chỉ khi có thương lái tìm mua, giá trị của loại cây này mới được biết đến.

Cát sâm có tên gọi khác là Sâm Chèo Mèo, Sâm Nam, Sâm Trâu. Tên khoa học là Millettia speciosa Champ, thuộc họ Đậu Fabaceae.

Cát sâm thuộc dạng cây nhỏ, thân gỗ, cây leo, chiều dài cây lên đến hàng mét. Cành cây khi non có phủ một lớp lông mềm màu trắng, sau phát triển cành nhẵn, có màu nâu.

Việt Nam có một loại cây dại được ví như 'vàng trong đất', dùng để bồi bổ, chữa ho cực tốt- Ảnh 1.

Phần củ của cát sâm.

Cát sâm phân bố chủ yếu ở một số nước như Lào, Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, cây được tìm thấy ở các tỉnh thuộc miền núi và vùng trung du. Các tỉnh mà cát sâm tập trung nhiều là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Yên Bái,... Độ cao phân bố thường dưới 1000 mét.

Theo ông Sáng, thành phần có giá trị nhất của cát sâm là củ (rễ) được ví là vàng trong lòng đất.  Rễ chứa Alcaloid, khi tiến hành thử nghiệm ở chuột nhắt, người ta nhận thấy rằng cát sâm có tác dụng giảm ho rõ rệt khi so sánh với những con chuột không sử dụng.

Theo Y học cổ truyền, rễ củ cát sâm có vị ngọt, tính bình. Tác dụng: Hoạt lạc, thư cân, nhuận phế, bổ hư.

Cát sâm là vị thuốc bổ, được sử dụng trong các trường hợp suy nhược, lao phổi, viêm phế quản mạn tính, nhức đầu, sốt, khát nước, tiểu tiện khó khăn. Một số công trình nghiên cứu tại Trung Quốc đã chứng minh cát sâm rất tốt cho phổi và được dùng hỗ trợ điều trị ung thư phổi, ông Sáng nói.

Đã có tài liệu ghi chép rằng cát sâm còn được sử dụng để chữa di tinh ở nam giới, bạch đới ở nữ với liều dùng được khuyến cáo là 10-20g, có thể tăng liều lên đến 40g.

Bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3, cho hay rễ củ chính là bộ phận của cây cát sâm được sử dụng để làm vị thuốc. Thời điểm thu hái dược liệu thích hợp nhất là vào mùa đông xuân, lấy ở những cây đã lớn khoảng hơn 1 năm tuổi. Các củ nhỏ thì để nguyên, còn củ to nên bổ dọc làm đôi rồi phơi hay sấy khô. Đem thái mỏng dược liệu rồi để sống hoặc có thể tẩm nước mật hay nước gừng cho thấm. Sau đó, cho lên chảo nóng sao vàng trên lửa nhỏ. Dược liệu đã được sơ chế khô cần để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt. Lưu ý, không nên bào chế nhiều 1 lúc, dùng đến đâu thì bào chế đến đó.

Đa phần các tài liệu Đông y ghi nhận cát sâm quy vào các kinh Tỳ và Phế. Công dụng là chữa ho nhiều đờm, sốt về chiều đêm, nhức đầu, bí tiểu, kém ăn, chống suy nhược cơ thể…

Một số bài thuốc hay từ cây cát sâm

Dưới đây, ông Sáng giới thiệu một số bài thuốc có dùng cát sâm:

- Chữa ho có nhiều đờm, ho dai dẳng, ho khan: Cát sâm 12g, Mạch môn 12g, Thiên môn 8g, Vỏ Rễ dâu 8g. Sắc, nước sắc chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Chữa khát nước, nhức đầu, sốt, bí tiểu tiện: Cát sâm 32g đem tẩm mật, sao vàng, sắc lấy nước uống. Hoặc dùng bài thuốc sau: Cát sâm 12g, Cát căn 12g, Cam thảo 4g. Đem sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày.

- Chữa kém ăn, cơ thể suy nhược: Cát sâm 12g, gừng vừa đủ. Cát sâm đem tẩm với nước gừng, sau đó sao vàng. Mỗi ngày dùng 32g sắc lấy nước uống.

Ông Sáng lưu ý, dù cát sâm là một dược liệu an toàn, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:

- Không dùng quá liều: Sử dụng đúng liều lượng để tránh gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc có bệnh lý nền, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cát sâm.

Theo một số tài liệu và sách đông y, thân và lá cát sâm có độc; chưa thấy nói về việc sử dụng thân và lá làm thuốc. Do đó, ngoài việc sử dụng củ cát sâm, tuyệt đối không được dùng lá hay thân, bác sĩ Vũ lưu ý.


 

Sống Bền Vững

Theo Ngọc Minh

Cùng chuyên mục
XEM

NỔI BẬT TRANG CHỦ

Chính thức: VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đăng ký đầu tư dự án đường sắt Bắc - Nam

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam và sẽ chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu tư của dự án, tương đương 312,33 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD).

Mary Barra - Nữ tướng đầu tiên của ngành công nghiệp xe hơi Mỹ: 10 tuổi đã đam mê ô tô, suốt 5 thập kỷ cùng General Motors ‘bán’ giấc mơ làm xe điện

: Nữ CEO này quan niệm thời gian không phải bạn của chúng ta. Tốc độ mới là thứ đóng vai trò quan trọng trong bất cứ ngành công nghiệp nào.

Thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Abbott Healthcare Việt Nam công bố

Ngày 12/5/2025, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-ATTP về việc thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ do Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam (tên trước đây là Công ty TNHH Dược phẩm Glomed) công bố.